CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
251 Những vấn đề về luật ngôn ngữ và kinh nghiệm xây dựng luật ngôn ngữ của một số quốc gia trên thế giới (Kì 1): Theoretical aspects of languagee law and experience in formulating language law of some countries in the world / GS. TS. Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 8 (202)/2012 .- Tr. 1-8. .- 400

Vấn đề ngôn ngữ trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của xã hội, từ đại biểu quốc hội đến các nhân sĩ trí thức, các tầng lớp xã hội trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài. Các ý kiến cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có bộ Luật ngôn ngữ. Để tiến tới xây dựng bộ luật này, có rất nhiều công việc cần phải giải quyết, trong đó có công tác nghiên cứu cơ bản. Bài viết trình bày một số vấn đề cơ bản về luật ngôn ngữ.

252 Ứng dụng phương pháp học cộng tác trong môn tiếng Anh tại các Trường đại học ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 5 (199)/2012 .- Tr. 24-29. .- 400

Làm rõ khái niệm và nhận thức hai phương pháp giảng dạy ngôn ngữ nổi bật hiện nay: học cộng tác và giảng dạy ngôn ngữ theo hướng giao tiếp, đặc biệt là những khái niệm và hình thức ứng dụng về việc học cộng tác, giúp các giáo viên và học viên có thể liên hệ thực tế sử dụng “cặp” và “nhóm” trong môn ngoại ngữ tiếng Anh sao cho hợp lý, hiệu quả, có thể mang lại lợi ích tối đa cho người học và giúp nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học viên.

253 Tìm hiểu cách sáng tạo và sử dụng cụm từ mang tính thành ngữ mới trên báo chí (Từ năm 2000 đến nay) / Ngô Thu Hương // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 4/2012 .- Tr. 61-70. .- 400

Tác giả chọn những cụm từ có tính thành ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây (từ năm 2000 đến nay) làm đối tượng khảo cứu với hướng tiếp cận sau: 1. Hình thức (số tiếng); 2. Cơ chế cấu tạo; 3. Nguồn gốc; 4. Kiểu cấu tạo; 5. Tần số xuất hiện của các cụm từ mang tính thành ngữ để thấy được sự sáng tạo và sử dụng chúng trên báo chí nói riêng và trong tiếng Việt nói chung.

254 Năng lực giao tiếp và vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong thời hội nhập: Communicative competence and teaching esp in Viet Nam / NCS. Nguyễn Thanh Vân // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 3 (197)/2012 .- Tr. 27-32. .- 400

Đề cập tới hai trong số các vấn đề của triết lí giáo dục trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Đại học không chuyên ngữ của Việt Nam: mục đích giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành và các phương pháp giảng dạy nhằm đạt được mục đích đó.

255 Bước đầu so sánh câu điều kiện giả định trong tiếng Anh với tiếng Việt / ThS. Lại Thị Phương Thảo // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 1+2 (195+196)/2012 .- Tr. 30-36. .- 400

Mô tả và so sánh đối chiếu câu điều kiện giả định trong tiếng Anh và trong tiếng Việt dựa trên bình diện cú pháp và ngữ nghĩa để tìm ra một số điểm tương đồng và dị biệt.

256 Dạy và học tiếng Anh theo các mục đích cụ thể ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 từ góc nhìn thực tiễn và hướng chiến lược của đề án ngoại ngữ Quốc gia / PGS. TS. Phan Văn Hòa // Ngôn ngữ & đời sống .- 2011 .- Số 12 (194)/2011 .- Tr. 1-5, 36. .- 400

Trình bày khái niệm liên quan đến ESP: Dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ; Dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ toàn cầu hay dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế, học tập thông qua tiếng Anh. ESP trong giai đoạn 2011 – 2020.

257 Tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng / Lê Viết Dũng // Ngôn ngữ & đời sống .- 2011 .- Số 12 (194)/2011 .- Tr. 6-10 .- 400

Trình bày các vấn đề đang được đặt ra và cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả việc day học ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam như: mâu thuẫn giữa yêu cầu chuẩn đầu ra và khối lượng giảng dạy chính khóa, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả và việc tổ chức dạy học theo đặc thù của môn học, giữa yêu cầu về ngoại ngữ căn bản và ngoại ngữ chuyên ngành. Về động cơ học ngoại ngữ.

258 Tiếng Anh chuyên ngành – một số vấn đề về nội dung giảng dạy / Lâm Quang Đông // Ngôn ngữ & đời sống .- 2011 .- Số 11 (193)/2011 .- Tr. 27-32 .- 400

Sơ lược về khái niệm thuật ngữ tiếng Anh, thực tế về tiếng Anh chuyên ngành hiện nay. Vài đề xuất như: đối với những ngành có thể xác định được công việc cụ thể, đối với những ngành mà công việc cụ thể khó xác định, về từ vựng chuyên ngành…

259 Những lỗi sử dụng bổ ngữ chỉ phương hướng khi học viên người Việt học tiếng Trung Quốc / Lưu Hớn Vũ // Ngôn ngữ & đời sống .- 2011 .- Số 11 (193)/2011 .- Tr. 22-26. .- 400

Từ thực tế học tập, giảng dạy và nghiên cứu, tác giả đã phát hiện học viên người Việt Nam thường mắc một số lỗi khi sử dụng bổ ngữ chỉ phương hướng tiếng Trung Quốc. Tác giả đã tiến hành sưu tập ngữ liệu, phân tích các lỗi của học viên người Việt và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các lỗi đó.

260 Đào tạo Anh văn chuyên ngành hướng phát triển lâu dài của khoa học ngoại ngữ / Hồ Sĩ Thắng Kiệt // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 123- 126 .- 910.0285

Trình bày mục tiêu của việc đào tạo Anh văn chuyên ngành; Những thuận lợi và khó khăn khi đào tạo Anh văn chuyên ngành; Các giải pháp đào tạo; Một số kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành.