CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
231 Một số biện pháp để chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt / TS. Lê Vinh Quốc // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2013 .- Số 46 (80)/2013 .- Tr. 153-159 .- 400

Phân tích một số nhược điểm và thiếu sót của Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: có một số chữ cái bị kì thị (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) và lại thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là F, J, W, Z. Dựa trên sự phân tích đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để chuẩn hóa Bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại.

232 Các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng tiếng Việt / ThS. Trần Thị Thùy Linh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 5 (211)/2013 .- Tr. 12-16. .- 400

Trình bày các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi cấu tạo câu và các lỗi khác…

233 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tới việc học tiếng Anh của người Việt: Tính chủ quan, tính khách quan / Ngôn ngữ & đời sống // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 4 (210)/2013 .- Tr. 26-29. .- 400

Trình bày ảnh hưởng của tính Chủ quan – tính Khách quan với việc học và sử dụng giới từ tiếng Anh, với việc sử dụng câu bị động trong văn viết.

234 Mối quan hệ tương tác giữa tỷ giá, sản lượng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 / Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thu Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 4 (419)/2013 .- Tr. 3-12. .- 330

Bài viết sử dụng mô hình Vector tự hồi quy VAR để xem xét cơ chế tương tác giữa tỷ giá, lạm phát, sản lượng và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2011; đưa ra một số kết luận và ngụ ý chính sách từ kết quả của mô hình hồi quy.

235 Kết hợp phân đoạn diễn ngôn với bộ phân tích cú pháp liên kết để phân tích câu ghép nhiều mệnh đề tiếng Việt / Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thúc Hải, Nguyễn Thanh Thủy // .- 2012 .- T.28, Số 4/2012 .- Tr. 297-309. .- 400

Trình bày các kết quả đạt được khi mở rộng chức năng của bộ phân tích cú pháp liên kết tiếng Việt để phân tích các dạng câu ghép gồm nhiều mệnh đề. Các mệnh đề được phân tách dựa trên giải thuật phân đoạn diễn ngôn mức câu. Việc phân tích cú pháp riêng biệt từng mệnh đề rồi kết hợp lại thành phân tích tổng thể cho phép khử nhập nhằng liên hợp, đồng thời làm giảm độ phức tạp tính toán.

236 Cấu trúc tham số của tính từ tiếng Việt / TS. Lê Kính Thắng, Phạm Hồng Hải // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 95-100. .- 400

Nghiên cứu vấn đề xác định và miêu tả cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt. Giống như động từ, tính từ trong tiếng Việt có thể là hạt nhân của cấu trúc tham tố. Phần lớn tính từ trong tiếng Việt là vị từ đơn trị, một số tính từ là vị từ song trị.

237 Quan điểm mới về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ / GS. TS. Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2013 .- Số 1 (284)/2012 .- Tr. 19-26. .- 400

Trình bày khái niệm “chuẩn” và “chuẩn hóa” theo quan niệm truyền thống, quan điểm mới về “chuẩn” của từ thông thường, “chuẩn” của thuật ngữ và vấn đề chuẩn hóa chúng.

238 Phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Trịnh Sâm // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 1+2/2013 .- Tr. 2-7 .- 400

Phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều giới khoa học. Nhiều công trình đã chỉ ra cách viết, cách nói của Người là những bài học sâu sắc về tài vận dụng ngôn từ, đặc biệt là tính phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Nói rộng ra, các mô hình viết gì, viết cho ai, viết như thế nào được Người giải quyết hầu như hoàn hảo. Bài viết xuất phát từ những tri thức của ngôn ngữ học tri nhận, cố gắng khắc họa thêm một số đặc điểm hành ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

239 Nhận diện tục ngữ, thành ngữ từ bình diện hành chức (Trên tư liệu truyện ngắn, tiểu thuyết) / GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 1+2/2013 .- Tr. 8-18. .- 400

Đưa ra một số tiêu chí để nhận diện tục ngữ, thành ngữ từ góc nhìn mới – xem xét tục ngữ, thành ngữ trong hành chức, hay nói một cách khác, trong hoạt động gắn với ngữ cảnh cụ thể, với người nói, đề từ đó đề xuất cách nhận diện chúng một cách phù hợp. Một số định hướng nghiên cứu, giảng dạy tục ngữ, thành ngữ.

240 Mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ (Nghiên cứu trường hợp công đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh) / PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 22 (282)/2012 .- Tr. 3-13. .- 400

Tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với sự lựa chọn ngôn ngữ của người Việt trên cơ sở nghiên cứu trường hợp đối với việc sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câu của cộng đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh.