CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
721 Tranh chấp về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO / Tào Thị Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.20 – 27 .- 340

Theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các thành viên là nước đang phát triển được đối xử đặc biệt và khác biệt. Tranh chấp chủ yếu liên quan tới quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt là nước thành viên khi ban hành các quy định trong nước về tiêu chuẩn sản phẩm cần tính đến nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề này có thể mang lại nhiều kinh nghiệm đối với Việt Nam ở vị thế là một nước đang phát triển. Trong bài viết này, tác giả trình bày về nội dung của quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt, thực tiễn giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý quan trọng trong giải thích và áp dụng quy định này theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

722 Thẩm quyền tranh chấp đất đai của tòa án: Một số bất cập và kiến nghị / Lê Thị Bích Chi, Nguyễn Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.28 – 34 .- 340

Quá trình quản lý, sử dụng đất đai có thể phát sinh nhiều tranh chấp, như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau. Việc xác định chủ thể trong quan hệ tranh chấp và làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quyết định trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết. Tuy vậy, quy định về khái niệm tranh chấp đất đai và chủ thể có thẩm quyền giải quyết hiện còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như gây lãng phí xã hội, cần sớm được hoàn thiện.

723 Bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp bắt, giữ người trong tố tụng hình sự / Trịnh Duy Thuyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.35 – 42 .- 340

Quyền tự do của công dân là những quyền cơ bản của con người, được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, để giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhưng qua thực tiễn áp dụng đã phát sinh những khó khăn, bất cập trong các quy định về biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của công dân, cần sớm được hoàn thiện.

724 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở ISRAEL và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Bảo Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 46-55 .- 340

Israel là một quốc gia không có nhiều tài nguyên, khoáng sản. Phần lớn diện tích đất của quốc gia này lại là sa mạc cằn cỗi, phần còn lại đều là đồi núi đá trọc với khí hậu khắc nghiệt. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích một số bài học kinh nghiệm của Israel về chính sách, giải pháp và cơ chế hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đưa ra một số khuyến nghị cho phát triển nông nghiệp Việt Nam.

725 Quyền tự do ngôn luận theo pháp luật Canada và một số đề xuất cho Việt Nam / Phạm Thị Bắc Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 56-64. .- 340

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế cũng như pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Canada. Mặc dù pháp luật ở hai quốc gia có quy định cụ thể khác nhau nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ Canada để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật trong nước về vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích nội dung và giới hạn về quyền tự do ngôn luận được quy định trong pháp luật Canada; và đưa ra một số đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

726 Trưng dụng tài sản trong pháp luật Việt Nam / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.1 - 15 .- 340

Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Bài viết phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật về trưng dụng tài sản đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.

727 Quy định pháp luật về chào bán trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Phan Phương Nam // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.16 - 25 .- 340

Bài viết tập trung phân tích những điểm hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về chào bán trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp theo pháp luật chứng khoán như: quy định về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng chưa hợp lý, quy định về bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn chưa rõ ràng…Dựa trên những phân tích đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về nội dung này.

728 Góp ý quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết dưới góc nhìn và kinh nghiệm từ Thái Lan / Tô Hồng Dung // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.26 - 37 .- 340

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, viết tắt là “NVRD” đã được định danh chính thức lần đầu tiên tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và hướng dẫn tại Nghị định số 155/2020/NĐ – CP. Tuy nhiên những hướng dẫn này bước đầu đã cho thấy những bất cập nhất định cần điều chỉnh liên quan đến “ công ty mục tiêu”. “tổ chức phát hành” và “ nhà đầu tư”, đặc biệt khi đặt dưới góc nhìn và kinh nghiệm từ Thái Lan trong qua strinhf triển khai quy định về loại chứng chỉ này vào thực tiễn.

729 Áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự / Tô Hồng Dung // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.38 - 53 .- 340

Thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự không ít các trường hợp có liên quan đến áp dụng tập quán. Pháp luật đã ghi nhận cho phép Tòa án áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự. Tòa án luôn có ý thức tìm hiểu tập quán để xem xét ảnh hưởng của tập quán đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Cùng một quan hệ pháp luật dân sự, vừa có tập quán điều chỉnh, vừa có quy định của pháp luật điều chỉnh thì về nguyên tắc sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xét xử, đồng thời, tập quán được xem xét kết hợp áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Bài viết tập trung nghiên cứu việc áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật khi Tòa án xét xử các vụ án dân sự vừa có tập quán, vừa có quy định của pháp luật để áp dụng.

730 Điều chỉnh pháp luật đối với mối quan hệ giữa tài xế công nghệ và công ty nền tảng / Đinh Thị Chiến // .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.54 - 62 .- 340

Do mới xuất hiện và bị chi phối bởi yếu tố công nghệ nên mối quan hệ giữa tài xế công nghệ và các công ty nền tảng có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động hay không là một vấn đề đang gay tranh cãi tại Việt Nam. Các công ty nần tảng minh thị trong hợp đồng rằng tài xế chỉ là đối tác kinh doanh chứ không phải người lao động. Các cơ quan chức năng và giới thu nhập của tài xế công nghệ hiện nay rất bấp bênh nhưng không được hưởng những bảo vệ tối thiểu của pháp luật lao động. Bài viết mong muốn góp một phần ý kiến làm sáng tỏ thêm vấn đề còn đang tranh cãi nói trên.