CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
711 Pháp luật về thu hút nhân tài trong cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Võ Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.23 – 29 .- 340

Các quy định của pháp luật về thu hút nhân tài trong cơ quan hành chính nhà nước được ban hành đã góp phần không nhỏ vào việc tạo một hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh vấn đề này, tạo tiền đề và cơ sở cho Thành phố Hồ Chí Minh thực thi việc thu hút nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì vẫn tồn tại nhiều bất cập về pháp luật và qua đó việc thu hút nhân tài đạt hiệu quả chưa cao.

712 Xác định tài sản chung của vợ chồng đối với doanh nghiệp tư nhân – Một số vướng mắc và kiến nghị / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.30 – 34 .- 340

Hiện nay, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi ly hôn đối với trường hợp một bên vợ, chồng là chủ doanh nghiệp tư nhân thường khá phức tạp và rắc rối. Bởi lẽ, giữa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa có sự tương thích về vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả phân tích vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ ra các hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

713 Tuyển dụng viên chức – Những hạn chế, bất cập và giải pháp hoàn thiện / Nguyễn Thanh Quyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.35 – 44 .- 340

Tác giả tập trung trình bày, phân tích những hạn chế, bất cập về công tác tuyển dụng viên chức và đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng viên chức cũng như khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn tuyển dụng viên chức ở nước ta.

714 Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về tài sản ảo và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Huy Hoàng Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr 45 – 51 .- 340

Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong xây dựng một khung pháp lý tương đối toàn diện điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa. Bài viết trình bày khái quát những nội dung chính của pháp luật Nhật Bản về quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa, và đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam trong xây dựng khung pháp lý về vấn đề này.

715 Hội nhập quốc tế và tiến trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Hữu Huyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr 14 – 23 .- 340

Nghiên cứu này hệ thống hóa quan điểm về Nhà nước pháp quyền trên thế giới, đặc biệt là tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phân tích những vấn đề đặt ra từ bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, từ đó đề xuất một số quan điểm về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tinh thần đảm bảo kế thừa những giá trị tốt đẹp của tinh hoa nhân loại, vừa đảm bảo không tách rời điều kiện đặc thù của thể chế chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam.

716 Hoàn thiện quy định tính vốn cho rủi ro ngoại hối theo thông tư số 41/2016 TT-NHNN / Lê Hữu Nghĩa, Tống Thị Ngọc Anh, Vũ Văn Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.43 – 50 .- 340

Ngày 19/05/2022, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản số 1659/TTGSNH6 về việc tổng kết thi hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Văn bản được gửi đến các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lấy ý kiến đóng góp sửa đổi nhằm đảm bảo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cũng như điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tỷ lệ toàn vốn bám sát thực tiễn, chuẩn mực quốc tế. Bằng phương pháp phân tích luật học, so sánh, các tác giả của bài viết chỉ ra bất cập về quy định tính vốn cho rủi ro ngoại hối hiện đang tồn tại và đề xuất giải pháp điều chỉnh bằng việc giải thích minh thị về trạng thái ngoại hối ròng nhằm loại bỏ rủi ro nhầm lẫn dẫn đến tính toán số liệu không chính xác.

717 Hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm / Trần Vang Phủ, Trần Thụy Quốc Vang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.51 – 56 .- 340

Trong thời gian gần đây, các vụ việc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đang có xu hướng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng và uy tín của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật làm cơ sở cho việc xử lý hình sự cũng như xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều nội dung chưa phù hợp. Trong bài viết này, các tác giả phân tích những điểm bất cập của pháp luật về sử dụng, quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề nàyvà đưa ra kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật.

718 Cơ chế đặc thù cho thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương từ thực tiễn thành phố Thủ Đức / Thái Thị Tuyết Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.57 – 64 .- 340

Mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã bước đầu được hình thành, nhưng về thực tiễn áp dụng chưa thật sự đáp ứng các đặc điểm của đô thị và yêu cầu quản lý đô thị ở nước ta mặc dù mô hình này kỳ vọng như đô thị vệ tinh trong phát triển đô thị Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả phân tích đặc trưng của thành phố thuộc thành phố, tiêu chí thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, lý giải vì sao phải có cơ chế đặc thù cho thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đề xuất một số kiến nghị.

719 Thương mại công bằng: Góc nhìn từ thương mại điện tử / Phạm Hoàng Linh, Đái Thị Thanh Giang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.12 – 16 .- 340

Thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thay đổi một số tập quán mua bán, trao đổi hàng hóa truyền thống và thói quen tiêu dùng của nhiều chủ thể. Chính sự phát triển “thần tốc” của nó đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần nghiên cứu. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích sự phát triển thương mại công bằng với góc nhìn từ thương mại điện tử nhằm xây dựng môi trường thương mại công bằng phát triển bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa, đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm sự công bằng cho sự vận hành và kiểm soát hoạt động thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam hiện nay.

720 Khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị chính sách / Bùi Hữu Toán // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 9-20 .- 340

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá khung pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng tài chính dựa trên tổng quan nghiên cứu cũng như các văn bản pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam.