CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
61 Dạy học dự án đối với một số môn học trong đào tạo cao học Luật ở Việt Nam / Quách Minh Trí // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 33-40 .- 340

Giáo dục đại học không thể đi ngược lại với xu thế hội nhập toàn cầu - là nhận định tác giả đưa ra để bàn về bối cảnh yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Đối với các cơ sở đào tạo luật, việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học đại học chính là bước đầu của sự hội nhập giáo dục đại học toàn cầu. Với rất nhiều phương pháp dạy học được đề cập trong lý luận dạy học đại học, có một phương pháp dạy học rất đáng được nghiên cứu và vận dụng trong giảng dạy một số môn học của chương trình đào tạo cao học luật theo hướng ứng dụng ở Việt Nam hiện nay, đó là phương pháp Dạy học dự án hay còn gọi là Project Based Learning. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ trình bày về các nội dung cơ bản của phương pháp Dạy học dự án trong giảng dạy pháp luật và áp dụng điển hình đối với môn học “Pháp luật và phát triển” trong chương trình đào tạo cao học luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh để gợi ý áp dụng cho các môn học pháp luật khác tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay.

62 Pháp luật về tập sự hành nghề Luật sư : một số vấn đề cần bàn / Thiều Hữu Minh, Trần Khánh Vân // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 41-45 .- 340

Pháp luật về tập sự hành nghề luật sư là những quy định quan trọng làm căn cứ, nền tảng để người tập sự hành nghề luật sư thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình cũng như thực hành, rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị hành trang cho quá trình hành nghề sau khi đủ điều kiện hành nghề luật sư. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về tập sự hành nghề luật sư hiện hành và từ thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tập sự hành nghề luật sư.

63 Thương mại hóa dữ liệu và mối quan hệ với quyền riêng tư / Trần Ngọc Hiệp // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-52 .- 340

Thương mại hóa dữ liệu là vấn đề vô cùng cấp thiết và nổi cộm trong thời đại ngày nay khi dữ liệu được xem là một loại tài nguyên, một loại “dầu mỏ” mới trong nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu chi tiết về thương mại hóa dữ liệu rất quan trọng để tạo ra nền tảng cho hoạt động này. Bên cạnh đó, dữ liệu còn là yếu tố nhạy cảm khi có chứa đựng các thông tin về một cá nhân, tổ chức nào đó, tạo ra những xung đột tiềm ẩn về quyền riêng tư đối với dư liệu. Bài viết cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về thương mại hóa dữ liệu nói chung, từ đó phân tích mối quan hệ với quyền riêng tư về dữ liệu.

64 Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới / Ngọ Duy Thi // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 53-58 .- 340

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, song công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

65 Nhà nước pháp quyền dưới góc nhìn so sánh các quan điểm khoa học pháp lý đương đại / Thái Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 1-13 .- 340

Nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện nay là kết tinh những tinh hoa văn hóa pháp lý truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa pháp lý đương đại của nhân loại. Bài viết phân tích khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền trong quan niệm phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt chú trọng vào nội dung của của Nghị quyết 27/NQ/TW về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền.

66 Cơ chế, chính sách đặc đặc thù đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn / Nguyễn Thị Thiện Trí // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 14-25 .- 340

Ngày 24/6/2023 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) với thời hạn 5 năm thay thế cho Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh sau 5 năm thực hiện. Việc áp dụng cơ chế đặc thù đô thị ở Việt Nam không mới, tuy nhiên đây là một thực tiễn pháp lý đặc biệt. Bài viết này phân tích về cơ chế đặc thù và vị trí, tính chất pháp lý của cơ chế đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh.

67 Đền bù kinh tế khi ly hôn theo pháp luật dân sự trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 26-35 .- 340

Bài viết này cung cấp các nội dung trọng yếu liên quan đến quy định về đền bù kinh tế khi ly hôn trong Bộ luật dân sự Trung Quốc năm 2020, bao gồm: (i) nội dung và cơ sở pháp lý của quy định; (ii) thực tiễn tư pháp và (iii) góp ý hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam.

68 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là tổ chức hành nghề luật sư / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 36-52 .- 340

Pháp nhân, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thực tiễn cho thấy các quy định pháp luật về pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập. Bài viết nêu một số khó khăn, vướng mắc để đưa ra những góp ý hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là các tổ chức hành nghề luật sư.

69 Bàn về vấn đề thu hồi đất để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng / Trần Xuân Tây // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 53-64 .- 340

Chuyển dịch đất đai (land conversion) là quá trình tất yếu ở cả các quốc gia. Ở Việt Nam, việc chuyển dịch đất đai để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện theo cơ chế bắt buộc. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định của pháp luật cũng như việc thực thi thu hồi đất còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng lớn đến việc ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng có những thay đổi nhất định về vấn đề này nhưng chưa có sự đột phá. Vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, từ đó góp phần ổn định quan hệ đất đai và đời sống kinh tế - xã hội.

70 Cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu theo pháp luật liên minh châu âu và một số nước thành viên – gợi mở cho Việt Nam / Phan Hoài Nam, Trần Thị Ngọc Hà // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 65-76 .- 340

Pháp luật Việt Nam đã có cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu, tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng. Bài viết tập trung tìm hiểu về cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu trong pháp luật của Liên minh châu Âu và một số quốc gia thành viên. Từ đó, bài viết rút ra một số định hướng nhằm hoàn thiện cơ chế này ở Việt Nam.