CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
21 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam / Dương Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Hồng Sương // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 156-160 .- 657

Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nền liên quan, nhằm giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo, gồm: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng lực người dạy, năng lực người học và sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài.

22 Pháp luật về tập sự hành nghề Luật sư : một số vấn đề cần bàn / Thiều Hữu Minh, Trần Khánh Vân // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 41-45 .- 340

Pháp luật về tập sự hành nghề luật sư là những quy định quan trọng làm căn cứ, nền tảng để người tập sự hành nghề luật sư thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình cũng như thực hành, rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị hành trang cho quá trình hành nghề sau khi đủ điều kiện hành nghề luật sư. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về tập sự hành nghề luật sư hiện hành và từ thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tập sự hành nghề luật sư.

23 Thương mại hóa dữ liệu và mối quan hệ với quyền riêng tư / Trần Ngọc Hiệp // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-52 .- 340

Thương mại hóa dữ liệu là vấn đề vô cùng cấp thiết và nổi cộm trong thời đại ngày nay khi dữ liệu được xem là một loại tài nguyên, một loại “dầu mỏ” mới trong nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu chi tiết về thương mại hóa dữ liệu rất quan trọng để tạo ra nền tảng cho hoạt động này. Bên cạnh đó, dữ liệu còn là yếu tố nhạy cảm khi có chứa đựng các thông tin về một cá nhân, tổ chức nào đó, tạo ra những xung đột tiềm ẩn về quyền riêng tư đối với dư liệu. Bài viết cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về thương mại hóa dữ liệu nói chung, từ đó phân tích mối quan hệ với quyền riêng tư về dữ liệu.

24 Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới / Ngọ Duy Thi // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 53-58 .- 340

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, song công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

25 Biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vungtau logistics giai đoạn 2021 - 2023 / Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Anh Thư // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 152-155 .- 657

Chỉ khi DN kinh doanh có hiệu quả mới có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), trang trải các chi phí đã bỏ ra và nộp đủ thuế cho Nhà nước. Năng suất - chất lượng – hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi DN, là động lực để DN đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó, trong nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được thì hầu hết các DN hay một tổ chức kinh doanh nào đó phải có lợi nhuận.

26 Nhà nước pháp quyền dưới góc nhìn so sánh các quan điểm khoa học pháp lý đương đại / Thái Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 1-13 .- 340

Nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện nay là kết tinh những tinh hoa văn hóa pháp lý truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa pháp lý đương đại của nhân loại. Bài viết phân tích khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền trong quan niệm phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt chú trọng vào nội dung của của Nghị quyết 27/NQ/TW về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền.

27 Nghiên cứu vai trò trung gian của động lực làm việc trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hiệu quả công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam / Mai Thị Lệ Huyền, Đỗ Huyền Trang, Nguyễn Trà Ngọc Vy, Lương Thị Thúy Diễm // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 144-151 .- 657

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Đặc biệt, trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 doanh nghiệp (DN) cần hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV), thay vì chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Trên thế giới, đã có một vài nghiên cứu về tác động của CSR đến động lực làm việc (ĐLLV) và tác động của ĐLLV đến hiệu quả công việc (HQCV) của nhân viên.

28 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam / Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vũ Thị Kim Ngân, Trần Thị Tú, Nghiêm Thuỳ Dương // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 137-143 .- 657

Công bố thông tin (CBTT) trách nhiệm xã hội (TNXH) đã trở thành một xu hướng bắt buộc để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng, tại Việt Nam, thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập liên quan đến CBTT TNXH của các doanh nghiệp (DN). Trong đó, cần xác định được những yếu tố đang thúc đẩy hoặc kìm hãm đến CBTT của các DN. Từ những lý thuyết nền có liên quan và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu CBTT TNXH của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) Việt Nam.

29 Bàn về vai trò của trách nhiệm lãnh đạo, năng lực kế toán và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh / Lê Thị Xuân Oanh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 132-136 .- 657

Dựa trên lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết dự phòng, nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm và xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DN tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: trách nhiệm lãnh đạo (TNLĐ), năng lực kế toán và TNXH DN. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết bởi một nghiên cứu khác trong tương lai, có thể sẽ đem lại những hàm ý quản trị hữu ích trong việc nâng cao chất lượng BCTC cho các DN tại TP. Hồ Chí Minh.

30 Cơ chế, chính sách đặc đặc thù đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn / Nguyễn Thị Thiện Trí // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 14-25 .- 340

Ngày 24/6/2023 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) với thời hạn 5 năm thay thế cho Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh sau 5 năm thực hiện. Việc áp dụng cơ chế đặc thù đô thị ở Việt Nam không mới, tuy nhiên đây là một thực tiễn pháp lý đặc biệt. Bài viết này phân tích về cơ chế đặc thù và vị trí, tính chất pháp lý của cơ chế đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh.