CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
13511 Việt Nam và Liên Bang Nga trong hội nhập kinh tế Á – Âu và Châu Á – Thái Bình Dương / Đỗ Hương Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 82-90 .- 327

Phân tích vai trò và vị trí của hai nước trong tiến trình hợp tác và hội nhập kinh tế Á – Âu và Châu Á – Thái Bình Dương.

13512 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức trong giai đoạn 1950-1975 / Lương Thị Hồng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 74-81 .- 327

Tập trung phân tích quá trình hợp tác, giúp đỡ về kinh tế của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đối với Việt Nam trong giai đoạn 1950-1975 nhằm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa Chính phủ Việt Nam và Đức, đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng trong quá trình vận động, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

13513 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh và những ảnh hưởng đến thương mại – Đầu tư của Việt Nam / Hà Văn Hội, Phạm Xuân Hoan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 61-73 .- 327

Khái quát những nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh và những ảnh hưởng hiệp định này tới thương mại và đầu tư của Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh.

13514 Tìm hiểu sự đa dạng ngôn ngữ ở Châu Phi / Vũ Thị Thanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(187) .- Tr. 3-10 .- 400

Nghiên cứu sự đa dạng ngôn ngữ ở Châu Phi thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ ngoại lai ở Châu Phi. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá vị thế của ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ ngoại lai ở khu vực này.

13515 Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay / Hồ Sĩ Quý // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 3-16 .- 800.01

Bài viết bàn về giá trị và hệ giá trị, xác định hệ giá trị văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ đó đề xuất một phương án hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn hiện nay.

13516 Văn hóa ứng xử với bản thân ở Việt Nam : vấn đề và giải pháp / Trần Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Minh Nguyên // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 48-56 .- 800.01

Phân tích và chỉ ra một số vấn đề nổi cộm hiện nay về văn hóa ứng xử bản thân ở Việt Nam, trong đó có nguy cơ “đánh mất mình” trước các tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế thị trường, và “mất phương hướng” định vị bản thân trong bối cảnh xã hội nhiều áp lực và đòi hỏi mới. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển con người toàn diện dưới góc độ văn hóa ứng xử với bản thân từ góc độ nguyên lý triết học.

13517 Vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam 1945-1975 / Phạm Ngọc Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 33-41 .- 800.01

Giới thiệu khái niệm nữ quyền trong các nội dung: thể hiện nhu cầu, khát vọng của người phụ nữ và đấu tranh khẳng định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong các lĩnh vực: tình yêu đôi lứa, quan hệ gia đình và công tác xã hội.

13518 Á Nam Trần Tuấn Khải – nhà thơ của buổi giao thời / Vũ Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 81-88 .- 800.01

Phân tích một cách lịch sử - cụ thể những đóng góp nghệ thuật của Á Nam chủ yếu dưới góc độ đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và thể loại tác phẩm, cho thấy vai trò lịch sử mang tính dấu nối của một nhà thơ trong buổi chuyển giao thời đại của văn học dân tộc.

13519 Đi tìm cơ chế tư duy nghệ thuật trong quan hệ sinh thái và văn học, tham chiếu trường hợp sinh thái Văn học Nam Bộ / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 89-95 .- 800.01

Tìm hiểu cơ chế tư duy nhận thức thế giới, cảm thụ nghệ thuật và diễn ngôn văn bản. Từ đó chỉ ra sự khác biệt sinh thái tự nhiên cùng Nam bộ đã tạo ra sức sống riêng cho văn học so với vùng văn học phía Bắc (Việt Nam) qua một số biểu hiện trong sáng tác của các nhà văn phía Nam.

13520 Các thiết chế và vai trò của chúng trong tiến trình văn học / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 5(591) .- Tr. 87-96 .- 800.01

Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của các thiết chế trong sự vận động và biến đổi của lịch sử văn học Việt Nam, qua đó nhân thức rõ hơn một vấn đề lí thuyết văn học như một diễn ngôn.