CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
13491 Hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hà Đông / Nguyễn Đình Trường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 25-28 .- 658.153

Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Một số kiến nghị.

13492 Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế / Chu Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 32-34 .- 330

Thực tế những năm qua đã minh chứng hoạt động đổi mới sáng tạo có vai trò động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Đặc biệt, việc đối mặt với những thách thức từ đại dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cho nước ta cần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, qua đó góp phần hiện thực hóa chủ trương tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ổn định, bền vững hơn.

13493 Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong đại dịch Covid-19 / Võ Thị Hảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 35-37 .- 332.1

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Ngay thời điểm đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Chính phủ đã có kịch bản ứng phó đối với từng giai đoạn cụ thể, ngay cả trong tình huống xấu nhất. Đặc biệt, để ứng phó với dịch bệnh và góp phần hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã đề xuất, xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua các giải pháp cụ thể sau.

13494 Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam / Hà Mai Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 41-44 .- 658.153

Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Thời gian qua, khu vực kinh tế này đã có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Năng suất lao động còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề chưa đa dạng, chưa nhạy bén với thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là cơ chế chính sách cho khu vực kinh tế tư nhân chưa được hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển; trong đó, chính sách thuế dù đã có nhiều hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, nhưng trước yêu cầu mới, cần tiếp tục có sự đổi mới. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này.

13495 Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số / Nguyễn Thị Hồng Nhạn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 45-47 .- 658

Hoạt động kinh tế số ở Việt Nam được nhiều tổ chức đánh giá là có nhiều tiềm năng và trên thực tế có quy mô ngày càng tăng đã góp phần không nhỏ vào tổng GDP của cả nước. Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế số ở Việt Nam bước đầu được hình thành. Tuy nhiên, thực tế phát triển của kinh tế số đòi hòi cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở Việt Nam trong thời gian tới.

13496 Chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán / Lê Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 48-51 .- 657

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính là việc làm bắt buộc đối với người làm kế toán trong q2uas trình thiết lập báo cáo tài chính... Thực tiễn cho thấy, có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính, tuy nhiên, rõ nét nhất là các yếu tố cơ bản sau: Cơ cấu vốn và nguồn vốn; khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn; Các chỉ số đòn bẩy tài chính trong các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; Rủi ro tài chính... Bài viết phân tích các yếu tố tác động, từ đó đề xuất, khuyến nghị giải pháp góp phần nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

13497 Đo lường mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam / Lê Đức Tố, Hà Văn Điệp, Chu Tuấn Hiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 52-55 .- 332.64

Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi các chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn ... có giá trị phụ thuộc vào một vài tài sản cơ wor nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hoặc đầu tư sinh lời. Trong bài viết, nhóm nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng nhằm đo lường mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các đối tượng liên quan.

13498 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thị trường mua bán nợ ở Việt Nam phát triển / Đào Văn Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 56-59 .- 658

Thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đã cơ bản hình thành các bộ phận như thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Tuy vậy, một số phân khúc thị trường mới vẫn ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, điển hình như thị trường mua bán nợ. Bài viết giới thiệu tổng quan về thị trường mua bán nợ và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế phát triển thị trường này trong thời gian tới. Bài viết giới thiệu tổng quan về thị trường mua bán nợ và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế phát triển thị trường này trong thời gian tới.

13499 Quan hệ cân bằng dài hạn giữa mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và lạm phát tại Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 64-66 .- 332.11

Dựa vào dữ liệu lạm phát thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chỉ số độc lập của ngân hàng trung ương được tính toán theo Cukierman (1992), bài viết sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để đo lường tác động dài hạn của mức độ độc lập của ngân hàng trung ương đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020. Kết quả cho thấy, chỉ số độc lập của ngân hàng trung ương và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có quan hệ nghịch chiều trong dài hạn. Theo đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường mức độ độc lập cho ngân hàng trung ương.

13500 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Yên, Nguyễn Thị Thanh Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 67-70 .- 332.12

Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bài viết phân tích trực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.