CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
11401 Sử dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên / Ngô Thị Khánh Chi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 75-83 .- 400

Nghiên cứu mô hình Blended leaning cũng như thực tế học tập tiếng Trung của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ dó đưa ra quy trình cấu trúc bài giảng ứng dụng Blended learning và thuwch nghiệm sư phạm trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên.

11403 Ngọa dụ trong tục ngữ, ca dao / Nguyễn Văn Nở // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 3-10 .- 400

Trong tục ngữ, ca dao, ngọa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như : thể hiện quan niệm về đời sống tinh thần, biểu lộ tình cảm, và hài hước, đùa vui. Qua biện pháp ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao ta thấy được cách nói năng cũng như tư duy liên tưởng và phần nào dấu ấn văn hóa – dân tộc của người Việt.

11404 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh / Đặng Thị Minh Phương, Lê Thanh Hòa // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tr. 3-13 .- Số 48 .- 335.4346

Năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, cuốn sách do nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 1948. Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cán bộ, Đảng viên về đạo đức cách mạng và phong cách công tác. Trong bài viết tác giả tập trung phân tích một số nội dung cơ bản của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm của Đảng Cộng Sản Việt Nam để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

11405 Ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 11-22 .- 400

Bài viết áp dụng khung lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào khối liệu thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt để tìm ra được các biểu thức ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” và các ẩn dụ bậc dưới của ý niệm này, từ đó chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa – tư duy được thể hiện qua các biểu thức ý niệm.

11406 Kế toán điều tra và gian lận kinh tế / Trần Quỳnh Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 57 - 59 .- 657

Gian lận kinh tế tiềm ẩn ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong thời gian gần đây, nó có xu hướng gia tăng hết sức nhanh chóng. Gian lận kinh tế tạo ra những thách thức to lớn đối với xã hội và nền kinh tế và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đất nước. Để phát hiện và ngăn chặn gian lận kinh tế, kế toán điều tra có ý nghĩa to lớn. Kế toán điều tra chủ yếu làm việc trong lĩnh vực điều tra gian lận và giúp mang lại công lý cho người xứng đáng. Họ làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật và báo cáo của họ cuối cùng sẽ được trình bày trước tòa như những bằng chứng chuyên nghiệp và sắc bén.

11407 Ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình” trong ca dao Nam Trung Bộ / Đào Duy Tùng, Trần Văn Thịnh, Đoàn Thị Phương Lam // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 23-30 .- 800.01

Phân tích ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình (trên cạn, trên sông nước), qua cứ liệu ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài thuộc tính phổ quát, ẩn dụ này còn mang những đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ. Do đó, bên cạnh việc cung cấp, khẳng định giá trị văn hóa của cứ liệu, bài viết còn lý giải cách mà người Việt Nam Trung Bộ nhận thức và sống bằng ẩn dụ này như thế nào.

11409 Biến đổi ngữ nghĩa của điển cố, điển tích trong tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam (trường hợp Thu vịnh của Nguyễn Khuyến) / Nguyễn Thị Hải, Lê Văn Tấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- Tr. 92-98 .- 400

Tập trung nghiên cứu 3 nội dung: Khái niệm điển cổ, điển tích; Nguyên tắc biến đổi ngữ nghĩa của điển cố, điển tích và nghiên cứu trường hợp biến đổi ngữ nghĩa của điển cổ, điển tích trong bài thơ Thu vịnh (nguyễn khuyến).

11410 Chất liệu thẩm mĩ trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- Tr. 60-74 .- 400

Nghiên cứu về đặc điểm nhóm từ ngữ chỉ chất liệu thẩm mỹ trong phạm vi ngữ liệu hẹp của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có yếu tố chỉ con giáp. Qua đó, bài viết phác thảo một phần bức tranh về đặc điểm tư duy và cách thức tri nhận thế giới của hai dân tộc Việt – Hàn thể hiện qua tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp.