CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
91 Chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực / Nguyễn Đức Lương, Lê Tuấn Linh // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 69-71 .- 658

Chuyển đổi số không còn là một khái niệm mới trên thế giới và Việt Nam và đặc biệt là trong ngành quản trị nguồn nhân lực. Khi thực hiện chuyển đổi số đã xuất hiện nhiều xu hướng quản trị mới, những cải tiến về công nghệ tạo ra các phầnamềm, ứng dụngatrong công tác quản trị nguồn nhân lực. Bài viết đi xem xét những xu hướng mới ở Hoa Kỳ - một quốc gia phát triển mạnh về công nghệ nói chung và chuyển đổi số trong ngành quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Những thành công và khó khăn gặp phải khi chuyển đổi số trong ngành quản trị nguồn nhân lực một cách toàn diện. Từ đó xem xét tình hình chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam.

92 Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội / Nguyễn Thu Hà // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh sự tác động của các thành phần giá trị thương hiệu nông sản đặc sản đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được để xuất với 5 thang do là: Nhận biết thương hiệu, Liên tưởng thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Lòng trung thành thương hiệu và Nhận thức xã hội của người tiêu dùng. Dữ liệu được xử lý từ 329 phiếu khảo sát hợp lệ bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận biết thương hiệu là Lòng trung thành là 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định/hành vi mua nông sản đặc sản. Chất lượng cảm nhận và Nhận thức xã hội có mức tác động yếu hơn, và khống cho thấy có sự liên quan giữa Liên tưởng thương hiệu và hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của người tiêu dùng tại Hà Nội.

93 Đổi mới quản lý và các nhân tố thúc đẩy / Dương Văn Hùng // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 658

Đối mới (innovation) được coi là một tiền đề quan trọng để tạo ra năng lực cạnh tranh nhằm đạt được sự tăng trưởng dài hạn của công ty trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay. Bài báo này tập trung phân tích các nhân tố liên quan đến đổi mới quản lý, đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp nhằm thúc đẩy đổi mới nói chung và đổi mới quản lý nói riêng.

94 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định / Trần Thu Vân, Lê Huyền Thoại Vy, Phạm Thị Thúy Quanh, Phạm Thị Thủy Quyên, Cao Thị Thùy Trang, Lê Thị Thu H // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 78-80 .- 658

Các doanh nghiệp tại Bình Định là những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng hình thức hóa đơn điện tử (HDDT) tại Việt Nam, tuy nhiên việc áp dụng HDDT tại Bình Định còn gặp một số khó khăn. Nghiên cứu này được tiến hành bằng cách tổng quan các nghiên cứu trước kết hợp với phỏng vấn sâu các chuyên gia, từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng HDDT trên địa bản tỉnh Bình Định nhằm giúp các doanh nghiệp xác định được các yếu tố ảnh hưởng và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng HDDT trong kinh doanh.

95 Nghiên cứu giảm thiểu tác động của hoạt động logistics đến môi trường / Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 84-86 .- 658

Ngày nay, logistics đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, tạo ra sự khác biệt, rút ngắn thời gian vận chuyển và sử dụng tối đa các khả năng của doanh nghiệp. Sự kết hợp của mọi chức năng và quy trình liên quan đến logistics trở nên càng quan trọng hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hiện đại hóa một cách hiệu quả mà còn mở ra cơ hội mới trong việc giải quyết vấn đề và tận dụng các lợi ích tiềm ẩn. Số lượng phương tiện vận chuyển theo đó cũng đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của việc tăng cường hoạt động logistics đối với môi trường.

96 Ảnh hưởng của mối quan tâm về môi trường tới ý định ; mua mỹ phẩm thuần chay trên nền tảng mạng xã hội / Phạm Văn Tuấn, Lê Thị Hoài Như, Lê Thị Thuý Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Thị Hải Như, Đàm Hải Yến // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 90-92 .- 658

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mối quan tâm về môi trường đến ý định tiêu dùng mỹ phẩm thuần chay trên nền tảng mạng xã hội của Gen Z tại địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm tác giả đã thu thập được 338 mẫu khảo sát trực tuyến từ gen Z trên địa bàn Hà Nội có quan hệ mật thiết với đề tài nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý qua hai phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 24.0 để từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể. Kết quả cho thấy ý định mua bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi thái độ của người tiêu dùng.

97 Phân hóa xã hội về kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thái Hà // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 93-95 .- 330

Phân hóa xã hội là sự phân biệt diễn ra giữa các nhóm xã hội và con người trên cơ sở các yếu tố sinh học, sinh lý và văn hóa xã hội, như giới tính, tuổi, hoặc dân tộc, dẫn đến sự phân công những vai trò và vị thể trong một xã hội. Đây là quá trình vận hành liên tục và có mối quan hệ chặt chẽ với các khái niệm bình đẳng hay bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, công bằng xã hội. Trong bài viết này, tác giả phân tích hiện tượng phân hoá xã hội về kinh tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đưa ra một số nhận định về vấn đề này.

98 Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon / Đỗ Thanh Lâm // .- 2024 .- Số 823 .- Tr. 10-13 .- 363

Thị trường các-bon được ghi nhận là một trong các phương thức để định giá các-bon trên thế giới. Thị trường các-bon được phân loại thành thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Trong đó, thị trường các-bon tuân thủ hay còn được hiểu là Hệ thống mua bán phát thải khí nhà kính (ETS) được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng để giảm lượng phát thải khí nhà kính. Mỗi thị trường các-bon tuân thủ có quy định riêng về mô hình, cụ thể là về hàng hóa, đối tượng tham gia, sàn giao dịch, cơ quan quản lý… Với mục tiêu xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon tuân thủ.

99 Thực trạng pháp luật và cơ sở hạ tầng để triển khai thị trường các-bon tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Nhung // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 14-17 .- 349.597

Trước những vấn đề cấp bách của hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng một số công cụ định giá các-bon. Đặc biệt phải kể đến thị trường các-bon nội địa – công cụ được nhiều quốc gia ưu tiên triển khai vì tính hiệu quả của công cụ này. Các định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gần đây của Việt Nam đã ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển thị trường các-bon trong nước cùng với việc tham gia thị trường quốc tế để trao đổi và bù trừ tín chỉ các-bon. Bài viết này đánh giá thực trạng pháp luật và cơ sở hạ tầng sẵn có để đánh giá cơ sở triển khai thực hiện và quản lý thị trường các-bon trong nước.

100 Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trong bối cảnh các cơ chế chống rò rỉ các-bon trên thế giới / Đặng Thị Thủy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 18-21 .- 363

Việc đo lường chi phí phát thải khí nhà kính (hay còn gọi là định giá các-bon) giữa các quốc gia hiện nay rất khác nhau, có nước chưa áp dụng công cụ định giá các-bon hoặc mỗi nước lựa chọn các công cụ định giá các-bon riêng. Khác biệt trong định giá các-bon xảy ra cùng với quá trình di chuyển của hàng hóa thông qua thương mại quốc tế, đã tạo ra hiện tượng rò rỉ carbon. Rò rỉ các-bon có thể được giảm bớt thông qua cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới (Border Carbon Adjustment - BCA) áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, BCA tạo ra rào cản thương mại gây hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước. Bài viết này sẽ đưa ra cách nhìn khác về BCA và tác động của BCA với phát triển thị trường các-bon của quốc gia.