CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Rủi ro tín dụng

  • Duyệt theo:
1 Kiểm định ảnh hưởng của cơ cấu tín dụng với hiệu quả hoạt động, rủi ro tín dụng và đề xuất với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Lê Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Lan, Lương Xuân Hoàng // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 47-51 .- 658

Kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng nói nhưng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn, các khoản vay dài hạn giúp ngân hàng tạo lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn, tín dụng doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi roc ho ngân hàng hơn so với tín dụng cá nhân, … Từ đó tác giả đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại.

2 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An / Đặng Thành Cương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 162-164 .- 332.04

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng rủi ro, một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đó là rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giảm được các tổn thất có thể xảy ra và gia tăng lợi nhuận. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Nam Nghệ An thôngqua các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ mất vốn trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An trong thời gian tới.

3 Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của ngân hàng / Tăng Mỹ Sang // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 28-38 .- 332.12

Bài viết được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của 133 quốc gia. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dữ liệu bảng, xử lý bằng phầm mềm Stata 17. Bài viết có biến độc lập là tỷ lệ lạm phát và biến phụ thuộc là nợ xấu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, lạm phát có tác động ngược chiều đến nợ xấu và mức tác động không mạnh. Từ kết quả này, bài viết đề xuất hàm ý giải pháp cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.