CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bối cảnh mới

  • Duyệt theo:
1 Thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới / Thân Văn Thanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 167-169 .- 330

Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại được coi là một trong những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế và trở thành động lực tăng trưởng cho kinh tế quốc gia. Đối với Việt Nam, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế đối ngoại đã phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo đà phát triển của Đất nước trong giai đoạn mới. Bài viết khái quát về chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta kể từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới.

2 An ninh lương thực ở Asean: những thức trong bối cảnh mới/ / Hoàng Thị Mỹ Nhị // .- 2023 .- Số 280 - Tháng 07 .- Tr. 25-34 .- 327

Phân tích các nhân tố tác nhân tố tác động mới như biến đổi khí hậu, đại dịch và các cuộc xung đột; Làm rõ thực trạng an ninh lương thực của Asean. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các hành động của Asean nhằm khắc phục, duy trì và phát triển an ninh lương thực. Từ đó, phát hiện những thách thức của an ninh lương thực hiện nay và trong thời gian tới của khu vực.

3 Quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới/ / Nguyễn Đức Dương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 90-92 .- 658.7

Ở phạm vi doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng giúp giải quyết cả vấn đề đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp bằng cách tích hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ... Bài viết phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc quản trị chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện nay và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

4 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật hải quan trong bối cảnh mới / Kim Long Biên // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 14-17 .- 340

Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gia tăng nhanh, hệ thống văn bản pháp luật hải quan được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, bảo đảm nguồn thu ngân sách, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Bài viết này đánh giá kết quả đã đạt được về hoàn thiện pháp luật hải quan thời gian qua, cũng như một số định hướng, yêu cầu đặt ra thời gian tới.

5 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 / Trần Lệ Quyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 66-67 .- 363

Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người năm 1972 - tức là tròn 50 năm năm trước tại Stockholm, lần đầu tiên vấn đề an ninh môi trường mới được nêu ra - đánh dấu bước phát triển quan trọng của nhận thức và nỗ lực chung của toàn nhân loại trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Đến nay phát triển bền vững, có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an ninh xã hội và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm phổ biến của các quốc gia trên thế giới và trở thành mục tiêu thiên niên kỳ. Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng.