CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ung thư phổi

  • Duyệt theo:
1 Bước đầu đánh giá tính an toàn của liệu pháp miễn dịch tự thân ở bệnh nhân ung thư phổi / Nguyễn Thị Thuý Mậu, Trần Huy Thịnh, Hồ Mỹ Dung, Trịnh Lê Huy, Trần Vân Khánh, Nguyễn Đức Tuấn, Lê Ngọc Anh, Hoàng Huy Hùng, Nguyễn Thanh Bình // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 23-31 .- 610

Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 10 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được truyền khối tế bào miễn dịch tự thân (tế bào diệt tự nhiên (NK) hoặc tế bào gamma delta T (γδT)), tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá tính an toàn của liệu pháp trong quá trình điều trị, kết thúc điều trị, sau điều trị 3 tháng và 6 tháng. Các chỉ số đánh giá được phân loại theo hướng dẫn CTCAE 5.0 năm 2017.

2 Chi phí trực tiếp cho y tế trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn dựa trên phân tích dữ liệu lớn từ bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2020 / Phạm Huy Tuấn Kiệt, Phạm Cẩm Phương, Nguyễn Văn Chỉnh, Nguyễn Thị Thanh Hà // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 210-216 .- 610

Nghiên cứu khảo sát chi phí trực tiếp cho y tế trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn (UTPGDM) của người bệnh dựa trên cơ sở dữ liệu lớn từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả tất cả các trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn từ cơ sở dữ liệu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong năm 2020 và được quy đổi về năm 2023 bằng chỉ số giá tiêu dùng. Đặc điểm người bệnh và đặc điểm chi phí trực tiếp cho y tế được phân tích bằng các mô tả thống kê cơ bản.

3 Kết quả điều trị hóa chất bộ đôi có Platinum bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR thường gặp sau kháng thuốc Tyrosine Kinase Inhibitors tại Bệnh viện K / Trần Thị Hậu, Đào Minh Thế // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 147-154 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 31 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR thường gặp sau kháng TKIs được điều trị hóa chất bộ đôi có platinum từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2023 tại Bệnh viện K nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhóm bệnh nhân trên.

4 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hóa chất bước một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR chèn đoạn exon 20 / Trần Thị Hậu, Đào Minh Thế // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 242-250 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 31 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR chèn đoạn exon 20 được điều trị hóa chất bộ đôi có platinum từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2023 tại Bệnh viện K nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hóa chất bước một của nhóm bệnh nhân.

5 Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy hạch thượng đòn sinh thiết chẩn đoán trên các bệnh nhân nghi ngờ tổn thương phổi trên phim cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Thắng, Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Anh Huy, Lê Hoàn, Nguyễn Duy Gia // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 75-86 .- 610

Phẫu thuật lấy hạch thượng đòn để sinh thiết chẩn đoán cho các bệnh nhân có tổn thương phổi, đặc biệt là các trường hợp nghi ngờ có lao phổi hoặc ung thư phổi trên phim cắt lớp vi tính (CLVT) là một phẫu thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022 trên 66 bệnh nhân có tổn thương phổi trên phim cắt lớp vi tính nghi ngờ lao phổi hoặc ung thư phổi, đồng thời có hạch thượng đòn bất thường nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật. Tỷ lệ khẳng định chẩn đoán là 95,5% và không có trường hợp bệnh nhân nào có biến chứng lớn.

6 Các đột biến gen trong điều trị đích ung thư phổi không tế bào nhỏ / Lê Thành Đô, Hồ Thanh Tâm, Phạm Thị Thùy Linh // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 150 - 159 .- 610

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm trên 80% số ca ung thư phổi, loại ung thư có số lượng ca tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử giúp các nhà nghiên cứu phát hiện những bất thường trong hệ gen liên quan đến những con đường tín hiệu sống sót và sự xâm lấn của các tế bào NSCLC. Trong đó, đáng chú ý nhất là các con đường liên quan đến họ thụ thể tyrosin kinase, đặc biệt là thụ thể yếu tố sinh trưởng biểu mô (EGFR). Các phát hiện mới đã cung cấp nền tảng cho sự phân loại bệnh nhân, tạo tiền đề cho y học cá thể và sự ra đời của một nhóm thuốc ức chế thụ thể tyrosin (TKI). Các thuốc TKI cho tác dụng tối ưu trên những bệnh nhân mang đột biến tăng chức năng của EGFR. Mặc dù những đột biến kháng thuốc đã được xác định, các TKI đang thực sự cải thiện thời gian sống của các bệnh nhân NSCLC. Do đó, nghiên cứu này tóm lược các đột biến gen quan trọng trong NSCLC, trình bày cơ chế hoạt động của các chất ức chế TKI và cập nhật kiến thức về các đột biến của EGFR trong điều trị NSCLC.