CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đầu tư xanh

  • Duyệt theo:
1 Đầu tư xanh, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và khí thải CO2: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Nguyễn Yến Nhi, Phạm Thị Kim Xuyến, Võ Văn Thẩm // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 12-22 .- 332.1

Kết quả cho thấy GRE, FIN và GDP đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng khí thải CO2; tuy nhiên mối quan hệ này thay đổi theo các phân vị khác nhau của từng cặp biến. Sự thay đổi này có thể là do điều kiện thị trường tài chính xanh, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế mà nó có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến lượng khí thải CO2. Những phát hiện trong nghiên cứu khẳng định rằng đầu tư xanh là chiến lược tốt nhất để có thể giảm lượng khí thải CO2, và đưa ra các chính sách hàm ý ngày càng nâng cao hơn nữa vai trò của đầu tư xanh hướng đến phát triển bền vững.

2 Phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam / Trần Nguyên Sa // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 43-46 .- 332.632

Trái phiếu xanh là một công cụ huy động vốn quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Thị trường trái phiếu xanh được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các dự án bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi sản xuất, năng lượng theo hướng xanh. Tại Việt Nam, sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Xuất phát từ thực trạng này, bài viết tập trung làm rõ các vấn đề tổng quan về trái phiếu xanh, thực trạng trái phiếu xanh trên thế giới và Việt Nam, xác định những khó khăn, thuận lợi trong phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam, đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về trái phiếu xanh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

3 Nguồn vốn đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài tại Việt Nam : thực trạng và định hướng chính sách / Đào Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Nhung // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 51-59 .- 332.1

Bài viết có mục đích đánh giá thực trạng các nguồn vốn từ khu vực nước ngoài cho hoạt động đầu tư xanh và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Ba nguồn vốn được nghiên cứu bao gồm: (i) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh (FDI xanh); (ii) Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài xanh (FPI xanh); (iii) Nguồn viện trợ phát triển chính thức xanh (ODA xanh). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong suốt giai đoạn nghiên cứu, các nguồn vốn xanh từ khu vực nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư xanh tại Việt Nam. Đặc biệt, nguồn vốn FPI xanh còn chưa phát triển do những hạn chế trong việc phát hành và giao dịch của các công cụ xanh như trái phiếu xanh hay cổ phiếu xanh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn lực cho đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài.