CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng và chính sách phát triển các khu thương mại tự do của Trung Quốc / Lê Hồng Ngọc // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 112-120 .- 382.071

Khái quát thực trạng và chính sách phát triển các khu thương mại tự do tại Trung Quốc nhằm rút ra một số bài học từ kinh nghiệm về phát triển mô hình khu thương mại tự do

2 Tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Quang Linh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 38-50 .- 327

Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch cũng như cán cân thương mại và cơ cấu ngành hàng giữa hai nước, đặt trong bối cảnh và triển vọng kinh tế hiện nay, với số liệu cập nhật đến hết tháng 02/2023. Bài viết đưa ra một số nhận định và đánh giá về thực trạng thương mại giữa hai nước, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc.

3 Tác động của thương mại quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tại các địa phương Việt Nam / Nguyễn Hoàng Việt, Phan Thu Trang // .- 2023 .- Số 314 - Tháng 8 .- Tr. 78-87 .- 658

Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2021 chỉ ra rằng, giá trị xuất khẩu của địa phương, số lượng dự án FDI lũy kế còn hoạt động và đóng góp của khối FDI vào GDP địa phương có tác động tích cực đến thu nhập của người lao động; ngược lại, số vốn FDI đăng ký lũy kế và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực; trong khi, giá trị nhập khẩu của địa phương và số lượng người lao động trong khối FDI không có tác động đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tại địa phương. Trên cơ sở đó, để nâng cao thu nhập bình quân của người lao động, bài viết đề xuất cần tập trung thúc đẩy xuất khẩu và thu hút các dự án FDI một cách có chọn lọc các dự án có hiệu quả tại các địa phương Việt Nam trong thời gian tới.

4 Tác động của giá dầu tới cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 / Phạm Thành Công // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 658

Bài viết nghiên cứu đặc độngà nga giá đầu tới cản cần thương mại ôi ử dụng mô dữ liệu quý I, Nam giai đoạn 2010 - 2021. Kết quả cho thấy, không có mối quan hệ dài hạn thông kiểm định đồng liên kết Johansen và không tồn tại bất kỳ véctơ đồng liên kết nào trong hai trường hợp không có và có xu hướng thời gian. Ngoài ra, kết quả phân tích phả phương sai cho thấy, cán cân thương mại ít nhạy cảm đối với các cú sốc giá dầu vì mức phản ứng của cán cân thương mại khi giả dầu tăng hay giảm một đơn vị độ lệch chuẩn ít, đồng thời tỷ lệ đóng góp của giá dầu vào thay đổi cán cân thương mại thấp.

5 Vai trò của công nghệ đối với thương mại quốc tế hàng công nghệ cao của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 11-16. .- 330

Tập trung vào khía cạnh xuất khẩu của TMQT, nghiên cứu này phân tích tác động của thành tựu công nghệ quốc gia đến xuất khẩu sản phẩm CNC của nước ta. Mô hình trọng lực mở rộng (Augmented gravity model - AGM) được áp dụng đối với Việt Nam và 49 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 2009-2018. Kết quả ước lượng cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thành tựu công nghệ của nước ta, trong khi không chịu tác động từ thành tựu công nghệ của nước đối tác.

6 Tạo thuận lợi số cho thương mại của các nước Asean / Nguyễn Thị Thanh Mai, Vũ Thanh Hương, Phạm Quỳnh Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 2 (275) .- .- 327

Giới thiệu một số khái niệm liên quan đến tạo thuận lợi số cho thương mại. Trình bày phương pháp nghiên cứu và số liệu. Phân tích thực trạng thực hiện tạo thuận lợi thương mại số của các nước Asean. Đánh giá chung về tình hình thực hiện thuận lợi số cho thương mại và hàm ý cho các nước Asean.

7 Nâng cao năng lực ứng phó với phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Lê Thị Mai Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 796 (Kỳ 1 tháng 03) .- Tr. 86 – 89 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đồng thời chỉ ra hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của các đối tác thương mại để từ đó kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.

8 Rủi ro trong xuất khẩu tại các doanh nghiệp Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp / Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phạm Thị Châu Quyên // .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 55 - 57 .- 658

Bài viết tập trung vào việc phân tích cụ thể bối cảnh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, né tránh hay chuyển giao rủi ro cũng như đề xuất được quy trình quản trị rủi ro tổng quát gồm 5 giai đoạn cho doanh nghiệp.

9 Năng lượng logistics trong thương mại quốc tế ngành dược phẩm : kinh nghiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ 3PL logistics trong bối cảnh hiệp định EVFTA / Nguyễn Đỗ Khánh Linh, Hà Minh Hằng, Phạm Đàm Xuân Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 625 .- Tr. 74 - 76 .- 382.071

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh Châu Âu đã mang lại nhiều cơ hội, lợi thế cho ngành dược phẩm Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng dược phẩm chất lượng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới sau 3 năm bùng phát đại dịch covid 19. Tuy nhiên, công tác vận chuyển và lưu kho đối với dược phẩm còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn vì đặc thù cần bảo quản nhiệt dộ phù hợp và tính cấp thiết trong cuộc sống của dược phẩm đối với người tiêu dùng.