CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vốn đầu tư

  • Duyệt theo:
1 Vai trò của vốn đầu tư thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ / Tạ Đức Cẩm, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Toàn // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 185 - 187 .- 332

Bài viết đề cập đến vai trò của vốn đầu tư trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Từ thực tiễn phát triển ngành Nông nghiệp của Tỉnh Phú Thọ, tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm thu hút, sử dụng vốn tối ưu, tạo tiền đề để Tỉnh phát triển nông nghiệp bền vững, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của địa phương và cả nước.

2 Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút vốn FDI tại Bắc Ninh / Vương Thị Minh Đức, Phan Thị Hồng Thảo, Trần Thị Thắng, Nguyễn Minh Loan, Đào Thị Sao // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- .- 658

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, nhiều ngành sản xuất công nghiệp còn thiếu công nghiệp hỗ trợ đi kèm, phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên bị động, chi phí cao. Bắc Ninh là địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh và vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam / Nguyễn Hoài Nam // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 28-38 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia nhận đầu tư. Là điểm đến của nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam được nhận định là sẽ chịu tác động đáng kể từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đặc biệt là trong xúc tiến, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nước ngoài. Đầu năm 2024, thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, do đó Việt Nam cần nhanh chóng triển khai các hành động nhằm ứng phó và giảm thiểu các tác động bất lợi từ cơ chế mới này. Trên cơ sở khái quát những nét chính về thuế tối thiểu toàn cầu, bài viết đánh giá tác động của thuế tối thiếu toàn cầu đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và khuyến nghị một số giải pháp...

4 Các yếu tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh / Lưu Hoàng Giang, Trần Nhật Trường, Lê Thị Thanh Kiều // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 31 - 33 .- 658

Nghiên cứu này xác định các yếu tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của gen Z. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định khởi nghiệp của gen Z. Đối tượng nghiên cứu bao gồm các gen Z của 5 quận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng để chọn cỡ mẫu khảo sát là 379. Dữ liệu được thu thập thông qua kết quả trả lời bảng câu hỏi có cấu trúc của đối tượng khảo sát. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả, phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố tác động từ cao đến thấp: Niềm đam mê kinh doanh; kiến thức và kinh nghiệm; nghề nghiệp của cha mẹ; kiến thức và kinh nghiệm; ý tưởng khởi nghiệp và vốn kinh doanh.

5 Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 13 - 23 .- 658

Nghiên cứu xem xét tác động của xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu và tăng trưởng tân cổ điển. Sử dụng dữ liệu trích từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Tổng cục Thống kê, kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, nghiên cứu kiểm định các giả thuyết xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn ảnh hưởng thuận chiều đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy, các giả thuyết được ủng hộ hoàn toàn với sự kiểm soát các nhân tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp và người lao động.

6 Phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Hồ Thủy Tiên, Ngô Văn Toàn // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 35-39 .- 332.6322

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định tác động của quản trị vốn lưu chuyển đối lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2022. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là hồi quy PCSE và FGLS trên dữ liệu bảng gồm 193 công ty; sau đó, nghiên cứu so sánh kết quả hồi quy này. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố như thời gian trung bình thu tiền (RCP), thời gian trung bình thanh toán (PDP), chu kỳ lưu chuyển hàng tồn kho (ICP), và chỉ số kết hợp của ba yếu tố này là chu kỳ chuyển đổi tiền (CCC) ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các công ty nghiên cứu. Ngoài ra, kích thước công ty (SIZE) và tỷ lệ nợ (DEBT) ảnh hưởng đến ROA, trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SGROW) có tác động tích cực đến ROA. Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng thống kê về ảnh hưởng của tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPGR) đối với ROA.

7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Phạm Thị Thanh Bình, Lê Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 34-39 .- 332

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.

8 Vai trò của địa phương đối với thu hút đầu tư tư nhân / Nguyễn Thị Vân // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 52-54 .- 330

Thu hút vốn đầu tư giúp phát triển kinh tế tại các địa phương luôn là vấn đề quan tâm của chính quyên địa phương và các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của đặc điểm địa phương đến thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hải Dương. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích 220 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn. Thông qua mô hình EFA và hôi quy đa biển, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm đặc điểm của địa phương đêu ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đâu tư tư nhân đó là ưu đãi đâu tư, hỗ trợ của chính phủ, đào tạo kỹ năng và môi trường sống

9 Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai / Đào Văn Dũng // .- 2023 .- Sô 814 .- Tr. 129-131 .- 332.6

Đồng Nai là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng, phát triển các khu công nghiệp với 32 khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động. Nhờ vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế của địa phương, các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn, trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng ngày càng tiến bộ, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.

10 Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay / Nguyễn Cảnh Hiệp, Đỗ Thị Thanh Hoa // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 332

Bài viết này nghiên cứu hoạt động tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong giai đoạn 2010 - 2022, bài viết chỉ ra những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ loại trái phiếu này. Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý một số vấn đề cần được xử lí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô tín dụng đầu tư của Nhà nước trong những năm tới.