CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xóa đói giảm nghèo

  • Duyệt theo:
1 Phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện hướng đến chính sách xóa đói giảm nghèo - một số lược khảo và khuyến nghị / Nguyễn Hồng Thu, Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 11-15 .- 332

Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và góp phần thực hiện chính sách xóa đói và giảm nghèo. Tài chính toàn diện cung cấp quyền truy cập vào các hệ thống thanh toán, bảo hiểm tiền gửi và nhiều dịch vụ thanh toán khác và điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của tài chính toàn diện đối với quyền truy cập cho các đối tượng trong đó có đối tượng người nghèo và thu nhập thấp. Bài viết này nhằm phân tích đánh giá và chứng minh vai trò của tài chính toàn diện góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và một số giải pháp khuyến nghị nhằm phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện cho các đối tượng trong giai đoạn hiện nay.

2 Tiếp cận nghèo đa chiều cơ hội và thách thức trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam / Lê Thị Diệu Hoa // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 9-13 .- 330

Bài viết nêu lên những co hội và thách thức của Việt Nam trong việc triển khai, áp dung chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp trong công tác giảm nghèo.

3 Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Phạm Thị Bích Ngần, Phạm Thị Kim Ngân // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 107-109 .- 330

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang đã triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương trong Vùng.

4 Động thái nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Đình Hòa, Ma Ngọc Ngà, Vũ Tuấn Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 59-69 .- 330

Người nghèo không chỉ thiếu hụt về thu nhập, chỉ tiêu mà còn bị thiếu trên nhiều phuuwong tiện khác nhau. Nghiên cứu này đề xuất các chỉ tiêu và xây dựng chỉ số đánh giá nghèo phù hợp với điều kiện của vung đồng bằng sông Cửu Long. các kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện sống của người dân trong vùng đang có những bước cải thiện, thể hiện ở chỉ số nghèo theo hướng bền vững, tuy nhiên, mức độ thiếu hụt vẫn còn đáng kể ở một số chỉ tiêu.

5 Công tác giảm nghèo ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp / Lê Thị Thu Hiền, Lê Minh Phương, Đinh Thị Minh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 70-74 .- 330

Trong những năm qua, từ các chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch với những hình thức phù hợp với thực tế địa phương, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,4% năm 2015 xuống còn 5,6% năm 2018 theo tiêu chí mới. Để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là những người dân sinh sống trên địa bàn các xã có điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, huyện Yên Mô cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình quốc gia và của tỉnh về giảm nghèo bền vững. Bài viết phân tích về thực trạng và tìm giải pháp cho công tác giảm nghèo ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

6 Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long / Nguyễn Văn Móm Em, Lê Long Hậu // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 41-46 .- 330

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tình Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện / Lê Minh Trang // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 255-259 .- 658

Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tài trợ phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong bài viết này, các nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo sẽ được nghiên cứu rõ hơn, nhằm mục đích khẳng định các nhân tố này sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta.

8 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ nghèo tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai / Ngô Lê Mạnh Hiếu // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 105-110 .- 330

Nghiên cứu về nghèo và các giải pháp làm sao để thoát nghèo bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình quản lý xã hội và an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Bài báo tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại 17 xã, Ihị trấn của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy có 7 yếu tố tác động đến thu nhập hộ nghèo, bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ; diện tích đất của hộ gia đình; quy mô số thành viên trong hộ gia đình; đa số các thành viên có nghề nghiệp ổn định hay không; số vốn vay các tổ chức; gia đình có phải là người dân tộc ít người; số người phụ thuộc trong hộ.

9 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số / Lê Thị Anh Vân // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 6 .- Tr. 77-85 .- 330

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm: các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách tín dụng hộ nghèo; các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, cung cấp dịch vụ... và hỗ trợ trực tiếp, các chính sách hỗ trợ theo nhóm đối tượng, có chính sách chung và chính sách đặc thù. Các chính sách được phân tích trong giai đoạn 2016-2018. Quá trình thực hiện các chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những hạn chế, bất cập từ việc hoạch định đến tổ chức thực thi các chính sách này. Do đó, bài viết đề xuất một số định hướng và khuyến nghị giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

10 Vai trò của đất sản xuất đối với việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên / Nguyễn Văn Dư // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 94 - 106 .- 330

Sử dụng bộ số liệu điều tra của Tổng Cục Thống Kê và mô hình logit nhị phân nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát nghèo ở Tây Nguyên và thoát nghèo trên phạm vi cả nước để so sánh sự khác biệt.