CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hợp đồng

  • Duyệt theo:
1 Các nhân tố tác động đến áp dụng IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng / Trần Thị Thùy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 173-176 .- 658

Trong các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, thông tin về doanh thu luôn là thông tin quan trọng đối với người lập và người sử dụng thông tin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu và các hướng dẫn trình bày thông tin doanh thu trên báo cáo tài chính tuân thủ theo IFRS 15 phản ánh hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính đúng bản chất giao dịch và thông tin doanh thu trở lên minh bạch hơn với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết sử dụng phương pháp định tính, rà soát các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 bao gồm: hệ thống pháp luật, quy mô công ty, tiếp cận vốn nước ngoài, kết quả của hoạt động kiểm toán, sự tồn tại của thị trường tài chính và trình độ và năng lực của kế toán. Bài viết có thể tham khảo để xây dựng mô hình nghiên cứu tại các nước đang trong quá trình triển khai áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế nói chung và áp dụng IFRS 15 nói riêng.

2 Tự do hợp đồng và quyền con người theo pháp luật pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 65- 73 .- 340

Tự do hợp đồng không chỉ là một quyền con người cơ bản mà còn có thể là một trong những công cụ để xâm phạm quyền con người. Các bên trong hợp đồng, thông qua nguyên tắc tự do ý chí, có thể tự do thoả thuận các điều khoản xâm phạm quyền con người nếu không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả các điều khoản đó. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc quyền con người là một yếu tố hạn chế tự do hợp đồng. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Pháp có những án lệ đề cập việc tự do hợp đồng bị hạn chế bởi quyền con người. Bài viết phân tích, so sánh quy định của pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam về tự do hợp đồng và quyền con người. Từ đó, bài viết chỉ ra các hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các kiến nghị về phương pháp kiểm soát điều khoản hợp đồng xâm phạm đến quyền con người nhằm khắc phục những hạn chế đó.

3 Bàn về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được / Nguyễn Minh Phú // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 36- 40 .- 340

Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được tại Điều 408, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nội dung của điều luật này còn thiếu chặt chẽ, chưa xác định rõ bản chất của tình huống nêu trên, gẫy khó khăn cho quá trình dụng trên thực tế. Bài viết tập trung phân tích, chỉ những điểm còn hạn chế của quy định này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật sự ở nước ta.

4 Hoàn thiện hoạt động quản lý vốn hỗ trợ cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Định / Hồ Thị Minh Phương, Lê Minh Sơn // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- .- 330

Để thực hiện mục tiêu đó Ngân hàng chính sách xã hội cần quản lý vốn hỗ trợ cho vay NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hợp đồng giúp việc thực hiện hỗ trợ cho vay diễn ra công khai, dân chủ, vốn vay sẽ đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích và tang khả năng bảo toàn vốn.

5 Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Hồng Quyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 7(479) .- Tr. 51-56 .- 340

Hợp đồng là một phương tiện quan trọng trong đời sống của con người, giúp con người đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình thông qua việc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích khác. Nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Do vậy, hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là những quy định quan trọng trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, có tính chất nền tảng cho các luật chuyên ngành. Các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (viết tắt là PECL) và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

6 Tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ở Việt Nam và Singapore / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 3(124) .- Tr. 50-56 .- 340

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ở Singapore. Trên cơ sở đó, tác giả đối chiếu với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những kết luận có thể tham khảo, góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định phát luật về hợp đồng tại Việt Nam.

7 Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong công ước viên năm 1980 và khuyến nghị cho Việt Nam / Đào Trọng Tú // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 18 – 23 .- 340

Trong bài viết này, tác giả phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong Công ước Viên năm 1980 và nêu lên một số khuyến nghị cho Việt Nam.

8 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới từ hợp đồng, giao dịch trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam / Đặng Phước Thông, Nguyễn Văn Hiệp // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 61-74 .- 346.066

Bài viết làm sáng tỏ 3 vấn đề về nghĩa vụ liên đới phát sinh từ việc giao kết hợp đồng, giao dịch: Trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập, ở loại hình công ty đã được thành lập.

9 Bản chất pháp lý của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo công ước VIENNA về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 21 – 35 .- 340

Bài viết làm rõ luận điểm biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo CISG có phạm vi rộng, đặt trọng tâm vào việc bảo vệ lợi ích từ việc hợp đồng được thực hiện đúng, hướng đến tạo lập sự đối ứng và cân bằng về quyền được thực hiện hợp đồng không chỉ từ bên bị vi phạm mà còn từ phía bên vi phạm, mà tiêu biển là quyền được khắc phục sau vi phạm. Tuy nhiên, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo GISG cũng đồng thời được quy định theo hướng gắn kết mục đích khắc phục vi phạm, hướng các bên đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với yếu tố cân bằng lợi ích hợp pháp của các bên.

10 Kiến nghị hoàn thiện quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng / Trương Trọng Hiểu // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 49-57 .- 340

Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến, liên quan đến nhiều đối tượng, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng… Hiện nay, quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong các mâu thuẫn và đưa ra các kiến nghị khắc phục mâu thuẫn,tiến tới sự thống nhất quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.