CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Điện--Điện tử

  • Duyệt theo:
1 Để sinh viên giỏi thực chất: kinh nghiệm từ Nhật Bản / Nguyễn Bình Minh // .- 2024 .- Số (275+276) - Tháng (1+2) .- Tr. 32-36 .- 621

Bài viết này giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học ở khoa Năng lượng tiên tiến, Đại học Tokyo, Nhật Bản. Các đề tài hợp tác nghiên cứu giữa đại học và công ty công nghệ là điều kiện cần thiết để sinh viên trưởng thành thông qua việc tham gia giải quyết các bài toán thực tiễn cùng các thầy cô và các chuyên gia công nghệ. Các chương trình hợp tác đào tạo phối hợp giữa đại học và công ty công nghệ tạo cơ hội cho việc xây dựng một cách nhanh chóng những phòng thí nghiệm trọng điểm hướng đến những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra. Các sinh viên có thể tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ các nghiên cứu sinh do các công ty cử đi học. Bài viết này cũng sẽ đưa ra một số khuyến nghị tới các đại học ở Việt Nam, đặc biệt là các trường đang đào tạo kỹ sư Điện và kỹ sư ô-tô.

2 Tổng hợp và đặc trưng tính chất điện, điện hóa của màng graphene pha tạp đồng clorua / Cao Thị Thanh, Nguyễn Thị Huyền, Phạm Văn Trình, Nguyễn Văn Chúc, Phan Nguyễn Đức Dược, Nguyễn Duy Long, Cao Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đại Lâm, Phan Ngọc Minh, Nguyễn Văn Chúc, Elena D. Obraztsova // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 07-11 .- 621

Trong nghiên cứu này, các màng mỏng vật liệu graphene (Gr) pha tạp đồng clorua (CuCl) đã được chế tạo trên đế đồng (Cu) bằng phương pháp lắng đọng hóa học pha hơi (CVD) ở nhiệt độ 1000oC trong môi trường hỗn hợp các khí (Ar, H2 và CH4) kết hợp với phương pháp ủ nhiệt ở 220o C để hóa hơi bột CuCl.

3 Tổng hợp màng nano carbon nanofiber/platinum bằng phương pháp electrospinning đồng trục ứng dụng trong công nghệ xử lý nước điện dung và pin Li-O2 / Bùi Trung Hiếu, Huỳnh Anh Tuấn, Hoàng Sỹ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Chung // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 23-32 .- 621

Tấm vật liệu gồm các sợi CNF đính platinum trên bề mặt kết thành đã được chế tạo thành công bằng phương pháp electrospinning đồng trục ứng dụng làm điện cực trong thiết bị xử lý nước bằng công nghệ điện dung khử ion (CDI) và pin Li-O2 (LOB). Quá trình electrospinning đồng trục được tiến hành với dung dịch polyacrylonitrile là dung dịch lõi, hỗn hợp platinum acetylacetonate và polyvinylpyrrolidone là dung dịch vỏ.

4 Thiết kế chế tạo đầu đo nhấp nháy sử dụng tinh thể CsI(Tl) ghép nối với mảng nhân quang silicon / Nguyễn Văn Sỹ, Đặng Quang Thiệu, Nguyễn Thanh Hùng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 38-43 .- 621

Trong nghiên cứu này, một đầu đo nhấp nháy đã được phát triển bằng cách sử dụng tinh thể CsI(Tl) ghép nối với mảng nhân quang silicon (SiPM - Silicon photomultiplier) nhằm thay thế cho ống nhân quang điện (PMT - Photomultiplier tube), với ưu điểm là đầu đo nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu cũng đã khảo sát độ ổn định của đầu đo theo nhiệt độ môi trường hoạt động và kết quả là biên độ xung ra thay đổi rất lớn theo nhiệt độ môi trường, biên độ xung ra = giảm khi nhiệt độ môi trường tăng lên và ngược lại.

5 Rối lượng tử đã trở thành một công cụ mạnh mẽ / Cao Thị Bích // Vật lý ngày nay .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 11-15 .- 620

Các nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử không chỉ là vấn đề lý thuyết hay triết học. Các nghiên cứu chuyên sâu đang được tiến hành nhằm sử dụng các tính chất đặc biệt của các hệ hạt riêng lẻ để xây dựng máy tính lượng tử, cải thiện các phép đo lường, xây dựng mạng lưới lượng tử và thiết lập các giao thức giao tiếp lượng tử an toàn.

6 Valleytronics - một hướng vật lý và công nghệ đang hình thành / Tạ Văn Tuân // Vật lý ngày nay .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 16-22 .- 620

Bài viết nêu ra các ý tưởng về sự hình thành, khái niệm, tình hình nghiên cứu về tính chất của valleytronics thông qua một số kết quả lý thuyết và thực nghiệm bước đầu thu nhận được.

7 Đánh giá phạm vi quan sát của hệ ảnh nhiệt / Nguyễn Quang Minh // Vật lý ngày nay .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 23-26 .- 620

Tài liệu đề cập tới các phương pháp đánh giá/ước lượng khoảng cách phát hiện mục tiêu của hệ ảnh nhiệt thông dụng, dựa trên các phép tính toán theo các mô hình lý thuyết, các phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thực tế. Bài viết cung cấp một số thông tin về các phương pháp thường dùng trong xác định phạm vi quan sát của ảnh nhiệt, có thể giúp ích cho các nghiên cứu liên quan tới vấn đề phát hiện mục tiêu.

8 Hiệu năng mạng điện toán biên di động sử dụng bề mặt phản xạ thông minh và cơ chế đa truy cập phi trực giao / Nguyễn Lê Hoàng Tuấn, Phạm Quyền Anh, Hà Đăc Bình // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 03-12 .- 621

Bài báo này khảo sát một mô hình mạng điện toán biên di động sử dụng cơ chế đa truy cập phi trực giao (NOMA) được sự hỗ trợ của bề mặt phản xạ thông minh. Dựa vào các đặc tính thống kê của kênh truyền vô tuyến, chúng tôi xây dựng các biểu thức dạng tường minh của xác suất tính toán thành công và xác suất năng lượng tiêu thụ để khảo sát và đánh giá hiệu năng của hệ thống. Dựa trên các biểu thức này, chúng tôi thu được các kết quả số học về xác suất tính toán thành công và xác suất năng lượng tiêu thụ theo các tham số chính của hệ thống là công suất phát, tỉ lệ phân bổ công suất phát, độ dài của tác vụ và số lượng phần tử phản xạ được cung cấp để đánh giá sự hoạt động của hệ thống. Cuối cùng, chúng tôi kiểm chứng tính đúng đắn của các biểu thức phân tích bằng mô phỏng Monte-Carlo.