CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế thị trường

  • Duyệt theo:
1 Thị trường năng lượng tại Việt Nam : phân tích cơ hội và thách thức / Trần Hải Vũ, Nguyễn Thị Tố Nga, Tra Văn Tùng, Trần Nguyên Tiến, Trần Bá Quốc // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 85-94 .- 330

Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá cơ hội và thách thức trong ngành điện tại Việt Nam từ góc độ đầu tư. Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với ngành này có nguồn gốc từ việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhu cầu về năng lượng và chính sách thuận lợi của chính phủ.

2 Mối quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 16-19 .- 330

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng của mình. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

3 Tiêu chí của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Quốc Phong // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 20-23 .- 330

Việc xây dựng các tiêu chí xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp… cùng hành động với chiến lược lâu dài, toàn diện… để Việt Nam trở thành một nền kinh tế thị trường thực sự, mặt khác để nâng cao mức sống và tạo cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên của xã hộ.

4 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam / Lê Minh Khiêm // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 14-18 .- 336.2

Tại Việt Nam, kể từ thời điểm ban đầu được áp dụng dưới hình thức thuế thu nhập đối nhập cao cho đến nay thuế thu nhập cá nhân đã không ngừng được hoàn thiện với đầy đủ đặc trưng của một sắc thuế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Bài viết này đánh giá thực trạng và đề xuất một số đoạn tới.

5 Thực trạng gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong ở Việt Nam / Đặng Thành Chung // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 64-66 .- 330

Việc Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu lớn trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ cả về chất lượng cũng như tính bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế; việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển bền vững ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Bài viết làm rõ thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới.

6 Chuyển “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” : một số vấn đề lý luận, thực tiễn và những đề xuất / Đỗ Kim Chung // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 3-13 .- 330

Bằng tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, bài viết chỉ ra rằng: hiện nay tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn tồn tại trong hoạch định, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp. Nhà nước thiên về quản lý, chỉ đạo, hướng cung hơn là kiến tạo và hướng cầu. Các nghiên cứu lấy “năng suất cao” hơn là “lợi nhuận cao” làm tiêu chí lựa chọn công nghệ. Tư duy này làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững. Tư duy kinh tế nông nghiệp được dựa trên quy luật kinh tế thị trường và hướng cầu, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Nhà nước giữ vai trò “kiến tạo” cho phát triển nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm, minh bạch và bền vững, cần thiết phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp bằng việc đổi mới hoạch định chính sách, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp theo hưởng tôn trọng quy luật thị trường, tăng cường đầu tư công và dịch vụ công cho nông nghiệp, cập nhật kiến thức kinh tế nông nghiệp cho cán bộ quản lý và nghiên cứu nông nghiệp, đổi mới tiêu chí đánh giá khi giao và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở các cấp.

7 Trao đổi về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Trịnh Huy Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 27 - 30 .- 658

Là một đất nước đang phát triển, đang đi lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một mô hình tương thích với đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc và phù hợp với bối cảnh của thời đại để Việt Nam có thể phát triển bền vững hơn. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, toàn diện, hướng tới mục tiêu cốt lõi dân giàu, nước mạnh, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh được vận hành theo cơ chế thị trường với sự điều tiết quản lý của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo.

8 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhà nước ta / Mai Lan Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 13 - 15 .- 330

Bài viết tìm hiểu quá trình nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; làm rõ những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế thị trường để từ đó thấy được sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 35 năm qua là hoàn toàn đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

9 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Nam / Thái Trường Giang, Lê Tuấn Vũ, Nguyễn Kông // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 64 - 66 .- 658

Nghiên cứu đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc nâng cao động lực của người lao động góp phần tạo sự phát triển bền vững cho Trung tâm mạng lưới Mobifone miền Nam. Làm rõ những điểm hạn chế, tìm ra những nguyên nhân, đề xuất các giải pháp mới để tạo động lực lao động tại Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Nam.

10 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam : sự phát triển nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực / Phùng Lê Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 43 - 45 .- 335.363

Có thể thấy, hai thập niên đầu thế kỉ XXI chính là mở đầu của kỷ nguyên tái cấu trúc trật tự thế giới. Kinh tế chính trị thế giới có những dấu hiệu phức tạp và khó lường. Trật tự đa cực, đa trung tâm đã hình thành và đang phát triển với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Thế giới vừa có xu hướng toàn cầu hóa, liên kết quốc tế vừa thúc đẩy xu hướng khu vực hóa. Do đó, trong thế kỉ XXI cần có sự đổi mới về tư duy để đánh giá chuẩn xác những biến đổi nhanh chóng và đưa ra hành động phù hợp. Một trong những đổi mới đó chính là phát triển nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội và tái cấu trúc nền kinh tế.