CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đông Nam Bộ

  • Duyệt theo:
1 Liên kết vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế / Phạm Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 121-123 .- 330

Vùng Đông Nam Bộ được xác định là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics… với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP. Hồ Chí Minh. Đây là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bài viết phân tích thực trạng liên kết vùng Đông Nam Bộ và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển liên kết Vùng trong phát triển kinh tế.

2 Vai trò của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ / Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, Đặng Thị Ngọc Thế // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 53-66 .- 330

Nghiên cứu sử dụng kết hợp khung lý thuyết mô hình tăng trưởng cổ điển và hiện đại nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế Vùng Đông Nam Bộ. Sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ 2005 - 2021 của 6 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam Bộ và phương pháp hồi quy Pooled Mean Group (PMG), kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò của chuyển đổi số, cụ thể là chỉ số phát triển công nghệ thông tin (ICT Index) làm tăng đáng kể GRDP của Vùng. Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn con người (được đo lường bằng tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng trở lên) cũng được xác nhận trong mô hình tăng trưởng. Một phát hiện thú vị của nghiên cứu là tác động của thể chế được đánh giá ở khía cạnh chính sách phát triển kinh tế tư nhân hay dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không giúp làm tăng GRDP của Vùng như kỳ vọng.

3 Hành vi áp dụng công nghệ 4.0 của doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam : tác động của bối cảnh công nghệ, tổ chức và môi trường hoạt động / Ngô Hoàng Thảo Trang, Phạm Khánh Nam, Trần Thanh Trúc // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 67-84 .- 658

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc chuyển đổi sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ 4.0 tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề liên quan đến công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và môi trường bên ngoài. Kết quả phân tích mô hình hành vi đầu tư của 2.734 doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ cho thấy chỉ có 24,18% doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0, trong đó thể chế, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ lao động trong doanh nghiệp là nhóm các yếu tố chính tác động đến quyết định ứng dụng công nghệ 4.0 của doanh nghiệp vùng ĐNB.

4 Hiệu quả và năng suất tổng hợp của khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 / Hồ Quốc Thông // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 23-35 .- 330

Bài báo sử dụng dữ liệu từ niên giám thống kê cấp tỉnh và phương pháp đo lường năng suất tổng hợp Färe-Primont, hiệu quả nguồn lực và phân tác các thành phần của năng suất tổng hợp. Kết quả chính cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng năng suất tổng hợp và tăng trưởng kinh tế của ĐNB trong những năm từ 2016 đến 2021. Sự khác biệt giữa các tỉnh/ thành về vấn đề tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng là rất rõ ràng. Dư địa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực là khá lớn, và có thể tăng GRDP của toàn vùng khoảng 10%, tương đương 180 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Kết quả cũng minh chứng về sự tác động của dịch bệnh và khó khăn khác trên thế giới tạo nên tác động kép tiêu cực tới xu thế giảm sút về tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất tổng hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.

5 Lý thuyết về tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu tại Đông Nam Bộ / Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Thanh Tú // .- 2022 .- Số 781 .- Tr. 66-68 .- 330

Bài viết hệ thống lại cơ sở lý thuyết, phân tích thực nghiệm trong trường hợp Đông Nam Bộ. Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng có thể coi là công cụ hiệu quả để chống lại suy thoái và đẩy nhanh sự phục hồi của nền kinh tế. Do đó nghiên cứu tính khả thi của các dự án cơ sở hạ tầng và những tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế là cấp thiết.