CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Sở hữu trí tuệ

  • Duyệt theo:
1 Quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép và trích dẫn tác phẩm trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam / Nguyễn Thái Cường, Đặng Phước Thông // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 61 – 76 .- 340

Quyền sử dụng tự do tác phẩm là quyền của tổ chức, cá nhân được tự mình sử dụng tác phẩm đã được công bố của người khác trong khuôn khổ các điều kiện luật định mag không là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Bài viết phân tích cơ sở lý luận về quyền sử dụng tự do tác phẩm qua sao chép tác phẩm và trích dẫn tác phẩm, phân tích những bất cập trong quy định Việt Nam và thực tiễn tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ trong áp dụng các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng tự do tác phẩm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

2 Cam kết về cân bằng giữa quyền của chủ thể tác giả và lợi ích của công chúng trong EVFTA và qui định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thái Cường // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 38-52 .- 346.597048

EVFTA được ký kết vào năm 2019, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các cam kết của EVFTA và các cam kết quốc tế về sự cân bằng giữa quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của công chúng đã được triển khai qua khung pháp luật quốc tế từ Công Ước Berm về quyền tác giả, Hiệp định TRIPS, BTA với Hoa Kỳ đến EVFTA. Cam kết này được nội hóa trong luật SHTT qua những ngoại lệ của tác giả bằng những cách khác nhau. Bài viết phân tích việc thực thi những cam kết của Việt Nam từ đó đưa ra những đề xuất cần thiết cho dự thảo sửa đổi bổ sung luật SHTT.

3 Quy định về quyền giữ giống cây trồng của nông dân - Một số góp ý sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 / Nguyễn Hồ Bích Hằng, KaTja Weckstrom // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 9(148) .- Tr.50-62 .- 910

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã có quy định về quyền giữ giống cây trồng của nông dân, mặc dù vậy, qui định này trên thực tế chưa được áp dụng nhiều do còn nhiều bất cập. Bài viết này phân tích các bất cập và đề xuất những ý kiến nhằm sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền giữ giống cây trồng của nông dân.

4 Phương pháp định tính và định lượng trong việc xác định tỷ lệ phần tram tác phẩm được phép sao chép theo pháp luật của CHLB Đức và Việt Nam / Nguyễn Thái Cường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 08 (456) .- Tr. 58 - 64 .- 340

Tác giả trình bày các phương pháp xác định một tỷ lệ phần trăm sao chép hợp lý tác phẩm qua kinh nghiệm của luật bản quyền của Cộng hòa liên bang Đức và Việt Nam, và đề xuất sửa đổi, bổ sung những ngoại lệ của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

5 Hành vi xâm phạm quyền tác giả và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Lê Đình Nghị // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 51 - 66 .- 340

Bài viết phân tích khái niệm và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền tác giả, khái quát quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên cơ sở tham chiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; phân tích thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả.

6 Hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu / // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.62 - 69 .- 346.597048

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ có giá trị của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm/dịch vụ, nhu cầu về giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ngày càng tăng. Sự khai thác hiệu quả và kịp thời nhãn hiệu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bên thuê và bên cho thuê. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy các giao dịch này là rất cần thiết. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay đã có các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng mới chỉ là các quy phạm pháp luật điều chỉnh kết quả, chứ chưa điều chỉnh lực đẩy làm phát sinh giao dịch. Trong phạm vi bài viết này, các tác giảtập trung làm rõ khái niệm thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; phân tích nhu cầu, lý do thúc đẩy thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; đồng thời phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để thấy sự thuận lợi và bất cập trong các quy định này nhằm góp phần hoàn thiện Luật Sở hữu trí tuệ.