CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh nghiệm quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Thuế các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam / Đỗ Diệu Hương, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 22-26 .- 336.2

Là một trong những công cụ chính sách quan trọng để kiểm soát phát thải khí nhà kính, thuế các-bon đã được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế giảm phát thải. Nhiều quốc gia đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở pháp lý quý báu trong quá trình thúc đẩy hệ thống thuế các-bon, đồng thời đã tìm tòi, xây dựng bộ hệ thống thu thuế các-bon phù hợp với điều kiện quốc gia.

2 Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon / Đỗ Thanh Lâm // .- 2024 .- Số 823 .- Tr. 10-13 .- 363

Thị trường các-bon được ghi nhận là một trong các phương thức để định giá các-bon trên thế giới. Thị trường các-bon được phân loại thành thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Trong đó, thị trường các-bon tuân thủ hay còn được hiểu là Hệ thống mua bán phát thải khí nhà kính (ETS) được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng để giảm lượng phát thải khí nhà kính. Mỗi thị trường các-bon tuân thủ có quy định riêng về mô hình, cụ thể là về hàng hóa, đối tượng tham gia, sàn giao dịch, cơ quan quản lý… Với mục tiêu xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon tuân thủ.

3 Hỗ trợ vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam / Phạm Văn Thịnh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 93-96 .- 658

Giải pháp tài chính cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia luôn quan tâm, trong đó có Việt Nam. Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã rất thành công khi đưa ra hệ thống giải pháp tài chính phù hợp giúp các DNNVV có thể tiếp cận vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, bài viết tập trung tổng kết những giải pháp tài chính liên quan đến hỗ trợ vốn cho DNNVV của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đức. Nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia này sẽ là tiền đề quan trọng để rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của nước ta.

4 Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị / Lê Quốc Nghị, Trần Thị Ngọc Tú // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 125-128 .- 657.45 071

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi nghiên cứu, xem xét, đề cập đến một số các quy định của Chuẩn mực thực hành chuyên môn kiểm toán nội bộ của Viện Kiểm toán viên nội bộ quốc tế thuộc Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) về Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán; kinh nghiệm của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, thực tiễn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán tại NHNN nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN.

5 Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng, Trần Việt Liên // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 47-54 .- 327

Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ năm 2010 - 2021. Bài viết này là kết quả đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng”, ĐTNH.007/22 do ThS. Đào Thúy Hằng là chủ nhiệm; Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì.

6 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững / Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 96-98 .- 658.7

Do logistics có mối liên quan mật thiết với khí thải thương mại, các yếu tố xã hội và ô nhiễm nên Logistics xanh được xem là mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải. Trong những năm tới, “Logistics xanh” được xem là xu thế và là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hoá, phát triển ngành logistics thân thiện với môi trường. Do vậy, việc học hỏi và kết nối kinh nghiệm với các quốc gia có lĩnh vực logistics phát triển, là một bước quan trọng để chúng ta có thể xây dựng những chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững.

7 Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Tạ Quang Đôn // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 45-50 .- 340.3324

Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền. Do vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần phải có những công cụ để hài hòa hóa mối quan hệ này, vừa tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, cổ đông và người có liên quan của ngân hàng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng đó. Để làm được điều này, cơ quan quản lí cần có những thẩm quyền cho phép xử lí ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết được khó khăn trước mắt, không để cho tình trạng khó khăn của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn. Bài viết làm rõ một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử lí đối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lí ngân hàng yếu kém.

8 Chính sách thuế môi trường tại các nước Châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 24-34. .- 336.2

Chính sách thuế môi trường (hay còn gọi là thuế xanh, thuế sinh thái) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính sách thuế gián thu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia sử dụng thuế môi trường như một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi gây tác động xấu đến môi trường để góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Bài viết khái quát kinh nghiệm của châu Âu trong việc áp dụng thuế môi trường và đưa ra khuyến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

9 Chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trần Đình Nuôi, Trần Thị Việt Hà // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 63-65 .- 658

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế phát triển tất yếu hiện nay mà còn đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện nay, các quốc gia có mức độ chuyển độ số mạnh đều ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia để rút ra những bài học nhằm thúc đẩy chuyển đổi số các SMEs hiệu quả trong tương lai, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đi trước.

10 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc và Trung Quốc / Trịnh Xuân Việt // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 72-74 .- 658

Quá trình hội nhập kinh tế sâu, rộng vừa mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ở nước ngoài để từ đó rút ra bài học trong nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng và cần thiết.