CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông thôn

  • Duyệt theo:
1 Công bằng trong việc sử dụng dịch vụ y tế giữa dân cư khu vực thành thị và nông thôn / Nguyễn Thị Tuyết // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 27-39 .- 657

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2018 để sử tế nhằm xem xét sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn và các nhóm thu nhập khác nhau. Sử dụng phân tích mô tả, chỉ số tập trung (CI) và đường cong Lorenz để đánh giá công bằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu và sử dụng dịch vụ y tế giữa người dân thành thị và nông thôn và các nhóm thu nhập. So với cư dân thành thị, mức bình đẳng về nhu cầu và sử dụng dịch vụ y tế của cư dân nông thôn cũng như chi phí y tế thấp hơn. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách để nâng cao công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân.

2 Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang: Kết quả và một số giải pháp, khuyến nghị / Đoàn Ngọc Phả, Trần Trọng Triết // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 30-35 .- 332

Một trong những yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó có nhấn mạnh đến tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh... Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được trong việc cho vay tín dụng nông nghiệp, nông thôn của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang, qua đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để vốn cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

3 Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững ở Việt Nam / Trần Minh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 70-72 .- 910

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung quan trọng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Bài viết trình bày tổng quan về du lịch nông nghiệp, nông thôn, thực trạng phát triển tại Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới.

4 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Định / Ngô Thị Anh Thư // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 10-12 .- 332.6

Bình Định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý rất thuận lợi phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Với vị trí đặc biệt, Bình đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định còn có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản.

5 Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh mới / Lê Huy Kim Hoàng Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr.22-24 .- 330

Thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh tham gia thực hiện, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bài viết tập trung khái quát một số kết quả chủ yếu; đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện mới.

6 Giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Thị Hòa, Đinh Thị Lam // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 67 -74 .- 910.133 05

Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưua ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành.

7 Hiểu biết tài chính khu vực nông thôn Việt Nam / Trịnh Thị Phan Lan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Sô 5(590) .- Tr. 27-31 .- 332.1

Bài viết đưa ra bức tranh tài chính toàn diện tại nông thôn Việt Nam ở các khía cạnh : mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng, khả năng tiếp cận các sản phẩm/ dịch vụ tài chính và thói quen không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Để tìm hiểu về hiểu biết tài chính khu vực nông thôn 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Vĩnh Phúc, phỏng vấn sâu đã được triển khai vào tháng 7/2021 ở 3 khía cạnh: kiển thức, thái độ và hành vi. Kết quả cho thấy, kiến thức tài chính của người dân khu vực nông thôn còn thấp. Tuy nhiên, họ đã có ý thức về kế hoạch khoản chi lớn, tiết kiệm và dự phòng cho tường lai.

8 Đồng bộ các giải pháp phát triển logistics khu vực nông thôn / Cao Cẩm Linh // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 36-38 .- 658

Thực tế cho thấy, việc phát triển hệ thống logistics nông thôn có thể tạo ra các kênh phân phối hiệu quả, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản cũng như cung cấp hàng tiêu dùng giá rẻ, chất lượng cao cho khu vực nông thôn. Đối với Việt Nam, do đặc thù phân bố dân cư phần lớn tập trung tại khu vực nông thôn, việc phát triển logistics nông thôn càng có ý nghĩa đặc biệt hơn. Bài viết trao đổi về vai trò, tiềm năng, thách thức trong phát triển lĩnh vực logistics nông thôn ở Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực này thời gian tới.

9 Nông nghiệp Việt Nam cần những bước chuyển dịch mới để phát triển bền vững / Nhật Khang // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 15-16 .- 338.1

Chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ khắc phục được nhiều điểm yếu trong việc sản xuất nhỏ lẻ, giúp nông dân, hợp tác xã doanh nghiệp đạt năng suất cao, chi phí nông nghiệp giảm. Đầy cũng là giải pháp đột phá tạo động lực cho sự phát triển tăng trưởng bền vững. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách chiến lược phát triển nông thôn bám sát chiến lược chuyển đổi số quốc gia để tạo ra môi trường phát triển dịch vụ số hóa cho khu vực nông thôn.