CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phục hồi kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị / Phạm Đức Anh // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 11-17 .- 330

Năm 2023 vừa qua đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới, nổi bật là việc các ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Lạm phát phi mã xuất phát từ nhiều nguyên nhân như giá năng lượng tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng, bất ổn kinh tế do chiến tranh Nga - Ukraine, Israel - Hamas cùng hệ lụy của đại dịch Covid-19. Bài viết cung cấp bức tranh tổng quan và phân tích cụ thể định hướng điều hành CSTT tại các nền kinh tế lớn (bao gồm: Mỹ, Anh, EU, Canada, khu vực châu A) và diễn biến thị trường ngoại hối. Thông qua đánh giá tác động tiềm tàng đối với kinh tế Việt Nam, bài viết khuyến nghị khung khổ chiến lược với 07 điểm nhấn chính sách dành cho Việt Nam nhằm ứng phó với lạm phát, phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn phía trước.

2 Chính sách ứng phó và phục hồi kinh tế của Singapore sau tác động của đại dịch Covid-19 / Trịnh Hải Tuyến // .- 2023 .- Số 9 (282) - Tháng 9 .- Tr. 45-54 .- 330

Trình bày một số chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản của chính phủ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tạo đà cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Singapore sau đại dịch. Đánh giá hiệu quả của các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Singapore trong việc quản lý hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra.

3 Một số giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định trong bối cảnh hậu COVID-19 / Đặng Thành Thức, Nguyễn Trường Vỹ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 19-20 .- 910

Thực tế cho thấy trước khi dịch Covid-19 diễn ra, lượng khách du lịch đến với Bình Định ngày càng đông góp phần tạo việc làm cho người lao động tăng ngân sách địa phương, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho người dân địa phương. Kể từ khi xảy ra dịch bệnh covid-19 đến nay, ngành du lịch tỉnh Bình Định bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bị điêu đứng trước sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch cả nội địa và quốc tế, nhiều nhân lực trong ngành du lịch nghỉ việc và mất việc làm, doanh thu giảm sút.

4 Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Trần Thị Hồng Minh // Tài chính .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 25-28 .- 330

Năm 2022 đã chứng kiến những dấu ấn rõ nét từ ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột giữa Nga-Ukraine tới nên kinh tế toàn cầu. Việt Nam tiếp tục bắt nhịp phục hồi kinh tế vững chắc với những kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam thúc đẩy nhờ tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tùy nhiên không ít thách thức đang chờ Việt Nam năm 2023.

5 Điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả để phục hồi, phát triển kinh tế / Phạm Văn Trường // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 29-34 .- 330

Trong bối cảnh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, thêm vào đó bất ổn của kinh tế thế giới, toàn ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả. Bước sang năm 2023 đòi hỏi ngành tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước.

6 Chính sách tài chính hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 35-39 .- 332.1

Đại dịch Covid-19 cùng những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới như giá cả leo thang, lạm phát tiếp tục tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy gây ra những bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

7 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Nguyễn Đình An Giang // .- 2022 .- Số 290 .- Tr. 38-41 .- 658

Bài viết nhằm khái quát lại chặng đường 11 tháng của năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhất là áp lực từ bối cảnh thế giới, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sức ảnh hưởng doanh nghiệp và nhân dân mà kinh tế dần ổn định. Từ đó tác giả đưa ra đề xuất tiếp tục duy trì phục hồi ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

8 Một số giải pháp phục hồi phát triển kinh tế Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19 / TS. Hà Huy Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr. 44-47 .- 330

Trình bày tình hình nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn để ứng phó với đại dịch bệnh, đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính dài hạn, căn cơ hơn trong trung và dài hạn.

9 Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022: Mở cửa sớm, phục hồi nhanh / Trần Thị Thu Hà // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 22-25 .- 330

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 chủ yếu mang gam màu trầm nhiều chỉ số vĩ mô bị kéo tụt. Có hơn 90 ngàn danh nghiệp buộc phải rời thị trường, thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 9 tháng hơn 2 tỷ USD, hoạt động du lịch gần như đóng băng hoàn toàn.

10 Hiến kế giải pháp căn cơ phục hồi kinh tế trong năm 2022 / Hoàng Anh // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 46-49 .- 330

Tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội được tổ chức lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây. Các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trước mắt và lâu dài để phục hồi kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh đến giải pháp xây dựng khung chương trình tổng thế phục hồi kinh tế trong và sau dịch.