CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trẻ em

  • Duyệt theo:
1 Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo vệ trẻ em bị bạo lực ở Việt Nam hiện nay / Mai Thị Quỳnh Như, Ngô Thị Kiều Trang // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 3-18 .- 340

Trẻ em bị bạo lực là chủ thể bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần, do đó, cần thiết phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hiện nay, các biện pháp bảo vệ trẻ em bị bạo lực được chia thành hai nhóm chủ yếu là biện pháp phòng ngừa và biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy các biện pháp phòng ngừa chưa thực sự hạn chế được nguy cơ bị bạo lực cho trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ yếu thế; các biện pháp can thiệp chưa đảm bảo được sự tiếp cận của các nhóm trẻ em, đặc biệt trẻ em ở khu vực miền núi; các dịch vụ thiết yếu như tư vấn tâm lí, chăm sóc y tế chưa sẵn có... Trên cơ sở đánh giá thực trạng các biện pháp bảo vệ đối với trẻ em bị bạo lực, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực ở Việt Nam.

2 Chính sách xử lý hình sự đối với trẻ em phạm tội định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện / Vũ Thị Phượng // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 28-32 .- 340

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm nổi bật trong chính sách hình phạt đối với trẻ em phạm tội như: thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em, hoàn thiện nguyên tắc và mục đích áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp phục hồi được quy định cụ thể, đa dạng hơn.., thể hiện những bước tiến lớn trong chính sách hình sự ưu tiên đặc biệt đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến chính sách hình sự của nhóm đối tượng này là thực sự cần thiết nhằm hạn chế số lượng trẻ em phạm tội, trẻ em tái phạm, tái phạm nguy hiểm để các em phát triển lành mạnh, tự tin, trở thành công dân có ích cho xã hội. Bài viết phân tích một số vấn đề trọng tâm của chính là sách hình sự đối với trẻ em phạm tội và đề xuất những giải pháp ưu tiên khắc phục những điểm còn hạn chế.

3 Bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn – Nhìn từ góc độ việc thực hiện nghĩa vụ và quyền thăm nom con / Lê Thị Mận, Nguyễn Phương Ân // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 12 – 23 .- 340

Quyền được chăm sóc là quyền nhân thân cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho con – đặc biệt con thuộc nhóm đối tượng trẻ em cần được chăm sóc để phát triển toàn diện, luật định nghĩa vụ và quyền của mỗi bên cha, mẹ, người thân thích trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, giáo dục, đại diện, thăm nom con. Là phương thức thực hiện nghĩa vụ và quyền chủ thể, thăm nom con là cơ sở duy trì sự tiếp cận giữa cha, mẹ và trẻ em, điều kiện để các chủ thể là thành viên gia đình phối hợp thực hiện trách nhiệm đối với trẻ một cách liên tục. Bài viết phân tích quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.

4 Hội chứng bong vảy da do tụ cầu: Báo cáo chùm ca lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng / Nguyễn Thị Phương Anh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 14-17 .- 610

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal-scalded skin syndrome - SSSS) là một tình trạng ban đỏ bong vảy trên diện rộng do độc tố tróc vảy của Staphylococcus aureusgây ra. Bệnh này thường ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi với triệu chứng thường gặp là bong vảy và phồng rộp, bệnh thường đáp ứng nhanh với liệu pháp kháng sinh. Nghiên cứu báo cáo 4 trường hợp trẻ mắc SSSS, tất cả được xác định dưới 2 tuổi, nhập viện tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng ban đầu kèm theo sốt, cả 4 trẻ đều phát hiện sớm, điều trị kháng sinh và truyền dịch nên có dấu hiệu hồi phục tốt.

5 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương thận trên sinh thiết thận ở trẻ viêm thận lupus tăng sinh / Lương Thị Phượng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 53-60 .- 610

Viêm thận lupus (LN) là biến chứng nặng của lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 73 trẻ LN mới (78,1% nữ và 21,9% nam) có kết quả sinh thiết thận tại thời điểm chẩn đoán LN tăng sinh (lớp III 46,6%, lớp IV 53,4%), tuổi trung bình 10,86 nhằm đánh giá mối liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương thận trên sinh thiết thận.

6 Một số đặc điểm lâm sàng và loài nấm gây bệnh ở trẻ em bị nấm da đầu kerion / Trần Thị Huyền, Nguyễn Văn Hoàng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 101-109 .- 616

Nấm da đầu kerion hay gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ khá cao trong các hình thái nấm da đầu. Biểu hiện lâm sàng là các khối áp xe, mưng mủ, kèm theo các triệu chứng toàn thân. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng và loài nấm gây bệnh nấm da đầu kerion ở trẻ em. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 25 bệnh nhân nấm da đầu kerion điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2017 tới tháng 12/2017.

7 Lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở : báo cáo ca bệnh / Đào Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Hằng, Trương Văn Qúy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 243-250 .- 610

Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở. Lao phổi là một trong các thể lao phổ biến nhất cùng với thể lao nội mạc phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi do hẹp lòng khí phế quản không hồi phục. Báo cáo một trường hợp trẻ nữ 14 tuổi vào viện vì ho kéo dài trên 2 tháng, không sốt, không khó thở, nghe phổi thấy giảm thông khí phổi trái. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy toàn bộ phổi trái mờ không đều, co kéo khí quản lệch trái. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy phổi trái giảm thể tích toàn bộ, phế quản gốc trái hẹp. Hình ảnh nội soi phế quản thấy hẹp gần hoàn toàn phế quản gốc trái. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên cho kết quả nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB dương tính; xét nghiệm sinh học phân tử và nuôi cấy tìm vi khuẩn lao đều dương tính trong dịch đờm và dịch rửa phế quản.

8 Kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018-2019 / Ngô Anh Vinh, Phạm Ngọc Toàn, Lại Thùy Thanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 118-126 .- 610

Đánh giá kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 6/2018 đến tháng 6/2019. Ngừng tuần hoàn còn gọi là ngừng tim được định nghĩa là “sự đình chỉ hoạt động cơ học của tim, xác định bằng cách khoongbawts được mạch trung tâm, không có phản ứng và ngừng thờ”. Ngừng tuần hoàn ở trẻ em thường là hậu quả cuối cùng của suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn. Kết quả cấp cứu ban đầu thành công chiếm 64,3%, thất bại chiếm 35,7%. Tỉ lệ cấp cứu ban đầu thành công cao nhất ở khoa hồi sức cấp cứu (84,1%), tiếp theo là các khoa lâm sàng khác (75%) và khoa cấp cứu (66,7%) với p < 0,05. Tỉ lệ cấp cứu ban đầu thành công ở nhóm sau 24 giờ nhập viện cao hơn nhóm nhập viện trong 24 giờ (83,7% với 59,3%) với p < 0,05. Kết quả cấp cứu cuối cùng: 44,3% trường hợp tử vong và 30% nặng – xin về và 25,7% các trường hợp ổn định ra viện. Chương trình cấp cứu nhi khoa cần được cấp nhật thường xuyên cho các bác sĩ nhằm phát hiện sớm và xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn hiệu quả ở trẻ em.

9 Mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi / Võ Thị Thúy Hồng, Lê Thanh Thúy, Võ Trương Như Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 104-109 .- 610

Nghiên cứu trình bày mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi. Sâu răng tiến triển nhanh hơn ở răng sữa vì cấu trúc men và ngẳng mỏng hơn khiến nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến mô tủy, dẫn đến tiêu viêm chân răng. Tiêu viêm chân răng sữa là một tình trạng được đặc trưng bởi sự tiêu của các mô cứng (xi măng, ngà răng) và được duy trì bởi một phản ứng viêm cục bộ. Trên phim X-quang, tiêu viêm chân răng sữa được đặc trưng bởi sự mất cấu trúc của răng (ngà răng, xi măng) đi kèm với hình ảnh thấu quang của vùng xương ổ răng gần kề. Kết quả cho thấy, tỷ lệ viêm ở nhóm sâu răng có tổn thương tủy cao gấp 1140 lần so với nhóm không tổn thương tủy 95% Cl: 56 – 2317. Tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi có mối liên quan chặt chẽ với sâu răng có tổn thương tủy răng chưa được điều trị.

10 Các tuýp huyết thanh của enterovirus gây bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2019 / Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 62-68 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định các tuýp huyết thanh của enterovirus (EV) gây bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2019. Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các vi rút đường ruột gây nên. Các tuýp huyết thanh gây bệnh tay chân miệng phân bố ở các nhóm loài của EV ở người. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 156 bệnh nhân chẩn đoán khẳng định tay chân miệng (lâm sàng và RT-PCR EV dương tính) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/05/2018 đến 30/04/2019. Kết quả xác định được 17 tuýt huyết thanh của EV gây bệnh tay chân miệng, phân bố tất cả các nhóm loài của EV gây bệnh ở người. EV71 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%), tiếp đó là CA6 (10,9%). Giải trình tự thành công 42/107 mẫu bệnh phẩm EV71 (39,25%) và xác định được gần như toàn bộ các EV71 gây bệnh trong năm 2018-2019 thuộc về kiểu gen dưới nhóm C4.