CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hành vi tiêu dùng

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Văn Chiến // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 66-68 .- 658.834 2

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá về hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi tiêu dùng xanh phải xuất phát từ gia tăng nhận thức về hậu quả, trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng, đồng thời, Chính phủ cần có chiến lược truyền thông xanh phù hợp nhằm định hình thái độ, hành vi của người tiêu dùng. Hơn nữa, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức và trách nhiệm sinh thái, các giá trị và niềm tin xanh, củng cố chuẩn mực cá nhân để gia tăng thực hành tiêu dùng xanh.

2 Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội / Nguyễn Thu Hà // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh sự tác động của các thành phần giá trị thương hiệu nông sản đặc sản đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được để xuất với 5 thang do là: Nhận biết thương hiệu, Liên tưởng thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Lòng trung thành thương hiệu và Nhận thức xã hội của người tiêu dùng. Dữ liệu được xử lý từ 329 phiếu khảo sát hợp lệ bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận biết thương hiệu là Lòng trung thành là 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định/hành vi mua nông sản đặc sản. Chất lượng cảm nhận và Nhận thức xã hội có mức tác động yếu hơn, và khống cho thấy có sự liên quan giữa Liên tưởng thương hiệu và hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của người tiêu dùng tại Hà Nội.

3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ : khảo sát thực tế với sinh viên khoa Du lịch – Trường Đại học Mở Hà Nội / Trần Thu Phương, Phạm Thị Vân Anh, Phan Thị Phương Mai // .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 65-72 .- 910

Thực trạng hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ, cụ thể là đối tượng sinh viên đại học và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của họ. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thu hút và thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách trẻ.

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mua thời trang xa xỉ của Gen Z Việt Nam / Phạm Thái Hà Anh, Nghiêm Hồng Bích, Nguyễn Diệp Anh // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 79 - 81 .- 658

Nghiên cứu xem xét vai trò của các biến số mở rộng kết hợp cùng các biến số trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) gốc để giải thích ý định và hành vi mua hàng thời trang xa xỉ của Gen Z tại Việt Nam. Thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu với cỡ mẫu là 388 được thu thập từ Gen Z (11-26 tuổi) tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tất cả các giả thuyết đều tác động trực tiếp cùng chiều với ý định và hành vi mua thời trang xa xỉ. Sử dụng kết quả nghiên cứu này, các thương hiệu thời trang xa xỉ có thể chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp thúc đẩy lượt bản và tăng doanh thu với các khách hàng Gen Z Việt Nam.

5 Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng / Trần Thị Mai Nguyên, Trịnh Thị Lạc, Trần Thị Ái Diễm, Nguyễn Thị Hương Giang // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 39-46 .- 658

Bài viết phân tích định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biểu hiện vật chất bao gồm điều kiện môi trường xung quanh, thiết kế vật chất và nhân viên ngân hàng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Kết quả cho thấy, môi trường xung quanh, thiết kế vật chất đều ảnh hưởng đến 03 nhân tố đo lường hành vi tiêu dùng của khách hàng, nhưng nhân viên ngân hàng chỉ tác động đến doanh số và lợi nhuận, không ảnh hưởng đến tỉ lệ giữ chân khách hàng. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nhóm tác giả nêu một số giải pháp để cải thiện hành vi tiêu dùng của khách hàng trong thời gian tới.

6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thời trang sản xuất bằng nguyên vật liệu tái chế tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Hoàng An, Nguyễn Hoàng Kim Ngân // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 192-195 .- 658

Nghiên cứu này phân tích quyết định chọn mua sản phẩm thời trang được sản xuất bằng nguyên vật liệu tái chế tại TP. Hồ Chí Minh thông qua phương pháp khảo sát 198 bảng hỏi phù hợp, từ đó đo lường được các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm thời trang từ vật liệu tái chế. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến an toàn của sản phẩm. Từ đó, bài viết đưa ra các khuyến nghị quan trọng cho các doanh nghiệp trong ngành thời trang tái chế, nhằm hướng dẫn họ xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững và phù hợp với môi trường.

7 Inbound marketing: Xu hướng tiếp thị hiện đại cho các ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Ngọc Chánh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 51-53 .- 332

Inbound marketing đã trở thành xu hướng tiếp thị hiện đại và hiệu quả cho ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và thay đổi hành vi tiêu dùng khiến quảng cáo truyền thống chưa thể đáp ứng được yêu cầu thì Inbound marketing lại đang thể hiện được thế mạnh khi tập trung vào cung cấp thông tin giá trị và giải pháp tài chính phủ hợp với nhu cầu khách hàng. Inbound marketing giúp các ngân hàng xây dựng hình ảnh đáng tin cậy và chuyên nghiệp, thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin với khách hàng, đồng thời xây dựng niềm tin, tạo trải nghiệm tích cực và giá trị cho khách hàng. Bài viết giới thiệu tổng quan về Inbound marketing, một số khó khăn khi ứng dụng hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động từ phương thức này.

8 Hành vi tiêu dùng: yếu tố quyết định đến tiêu dùng bền vững ở Việt Nam hiện nay / Hồ Thị Hiền, Trần Thị Thanh Hường, Lê Phan Hà Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 68-70 .- 658

Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu của con người đang ngày càng gia tăng và đang vượt quá sức cung của thị trường. Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng thì càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề bất ổn chẳng hạn như chất lượng cuộc sống suy giảm; biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân,... Điều đó đã trở thành vấn đề toàn cầu, thay đổi hành vi tiêu dùng và hướng tới tiêu dùng bền vững chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đặt ra.

9 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng qua thương mại điện tử của giới trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh / Trần Thị Ngọc Lan, Trần Thành Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 188-191 .- 381.142

Thông qua kỹ thuật phân tích EFA, hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như: Giá cả và sự giảm giá; Tính tương tác; Quảng cáo; Tính ngẫu hứng; Chất lượng đánh giá; Độ tin cậy và Sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng tích cực đến đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trên các trang thương mại điện tử của giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị, giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất bán hàng, tăng doanh số và lợi nhuận dựa vào hành vi mua ngẫu hứng của giới trẻ để phát triển hình thức mua sắm trực tuyến.

10 Hành vi chấp nhận sử dụng ngân hàng số : sự khác biệt giữa khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long / Nguyễn Quốc Anh, Tăng Mỹ Sang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 85-101 .- 332.12

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về những yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số dựa trên đặc điểm nhân khẩu học. Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến là Cảm nhận tính hữu dụng, cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận sự an toàn và hành vi tiêu dùng. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 1172 người đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại hai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai khu vực có mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng số khác nhau. Để xử lý dữ liệu, bài viết sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phần mềm SmartPLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận dễ sử dụng dịch vụ có sự khác biệt giữa hai khu vực này, mặc dù sự khác biệt không lớn. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tác động của việc cảm nhận sự an toàn đến hành vi tiêu dùng của người dân tại hai khu vực này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dùng ngân hàng số.