CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thuật ngữ

  • Duyệt theo:
1 Đặc diểm hình thức, cấu tạo và từ loại của thuật ngữ công nghệ thực phẩm tiếng Việt (Khảo sát từ điển Công nghệ thực phẩm Anh – Việt) / Vũ Việt Phương // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 59-68 .- 400

Khảo sát hình thức và các phương thức cấu tạo của thuật ngữ công nghệ thực phẩm tiếng Anh dựa trên nguồn tư liệu là cuốn từ điển thuật ngữ Công nghệ thực phẩm của Cung Kim Tiến với hơn 20.000 mục từ phần dối chiếu Việt-Anh. Với mong muốn giúp ích cho những nghiên cứu so sánh, đối chiếu đặc điểm của hệ thuật ngữ công nghệ thực phẩm tiếng Anh và tiếng Việt sau này.

2 Mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ôtô trong tiếng Anh / Phạm Anh Tiến // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 132-140 .- 420

Nghiên cứu xây dựng các mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngành ôtô dựa trên quan điểm về “yếu tố cấu tạo” do Lone các nhà nghiên cứu Liên Xô đề xuất. Thuật ngữ ngành ô tô, tên gọi chính xác của các khái niệm thuộc lĩnh vực ôtô, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của lĩnh vực chuyên môn này nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi và chuyển giao tri thức và các hoạt động chuyên môn trên toàn thế giới.

3 Mô hình định danh thuật ngữ tiếng Anh ngành Ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí – động lực / Phạm Anh Tiến // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 67-75 .- 420

Phân tích về mô hình định danh thuật ngữ tiếng Anh ngành Ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí – động lực. Bài báo đưa ra 17 mô hình định danh điển hình dựa trên các phạm trù, đặc trưng khu biệt của thuật ngữ thuộc phạm trù này.

4 Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt / Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Hiển // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 4(390) .- Tr. 27-38 .- 420

Nghiên cứu 07 phạm trù nội dung ngữ nghĩa tiêu biểu của ngành phòng cháy chửa cháy, tiếng Anh và tiếng Việt làm ngữ liệu khảo sát. Dựa vào việc phân chia các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của chuyên ngành phòng cháy chữa cháy, từ đó lựa chọn các đặc trưng khu biệt và đưa ra các mô hình định danh điển hình nhất của hai hệ thuật ngữ này.

5 Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại / Hoàng Thị Huệ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 30-37 .- 400

Miêu tả, phân tích và so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo của các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại. Từ đó, rút ra được những nhận xét, đánh giá cụ thể về những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

6 Mô hình cấu tạo thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh (trên tư liệu từ điển Pháp luật Anh – Việt) / Trần Thùy Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 38-43 .- 400

Nghiên cứu các mô hình cấu tạo của thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh được thu thập từ một số từ điển Pháp luật Anh – Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về đặc điểm mô hình cấu tạo của thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh là từ và ngữ và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thuật ngữ; đặc biệt phục vụ việc đánh giá chuyển dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

7 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành An ninh bằng tiếng Nga / Nguyễn Thị Hà Đông // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 55-60 .- 400

Nghiên cứu và phân loại thuật ngữ chuyên ngành an ninh dựa trên các đặc điểm khác nhau của thuật ngữ như nội dung, hình thức, chức năng, các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Từ đó có thể giúp cho công tác biên phiên dịch chính xác và dễ hiểu và cũng như đóng góp vào công việc nghiên cứu các vấn đề chung về an ninh quốc gia.