CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo hiểm Xã hội

  • Duyệt theo:
1 Một số điểm về bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 19-21 .- 657

Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là một chính sách rất tốt nhằm mở rộng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Bước đầu triển khai bảo hiểm hưu trí bổ sung ở nước ta đã thu hút được người sử dụng lao động và người lao động tham gia. Tuy nhiên, kết quả còn rất khiêm tốn, vì vậy phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung trong tương lai là rất cần thiết nhằm tạo ra hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng lao động và người lao động.

2 Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm an sinh xã hội / Bùi Sỹ Lợi // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 77 - 80 .- 332

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đến nay, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội tiến tới bao phủ toàn bộ lực lượng lao động xã hội, bảo đảm an sinh xã hội toàn dân.

3 Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hưu trí và một số kiến nghị sửa đổi / Trần Thị Thúy Lâm // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 56-65 .- 340

Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đang trong quá trình sửa đổi. Một trong những nội dung trọng tâm được Nhà nước, xã hội và người lao động đặc biệt quan tâm trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này, đó chính là bảo hiểm hưu trí bởi tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần, rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này không chỉ khiến người lao động tự tước đi quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, dẫn đến rủi ro đối với chính người lao động trong tương lai mà còn tạo ra những thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng bảo hiểm xã hội và đảm bảo an sinh xã hội đất nước theo Nghị quyết số 28/NQ-TW. Bài viết phân tích quy định của pháp luật, thực tiễn và những vướng mắc chủ yếu trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về bảo hiểm hưu trí.

4 Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số kiến nghị hoàn thiện / Phạm Thị Thúy Nga // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 64-77 .- 340

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một bộ phận cấu thành hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong thời gian qua, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng nhanh nhưng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn thấp, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng. Trên cơ sở phân tích thực trạng quy định pháp luật và những vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện, bài viết đề xuất kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

5 Một số vấn đề trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) liên quan đến người lao động và lao động nữ / Singha Ngiamchaleun // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 99- 108 .- 340

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhân dân để Quốc hội khoá XV cho ý kiến tại kì họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bên cạnh việc kế thừa những quy định trước đây thì Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng bổ sung quy định mới với nhiều mong muốn khắc phục các bất cập trước đây và đáp ứng những thay đổi trong điều kiện mới. Người lao động nói chung và lao động nữ là đối tượng chịu nhiều tác động của Luật Bảo hiểm xã hội bởi những đặc thù về giới, tâm sinh lí. Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận, phân tích về một số nội dung trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội một lần, chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, chế độ thai sản, chế độ hưu trí nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với đối tượng lao động nữ.

6 Nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp tại Vĩnh Long / Trần Thị Hồng Cúc, Trương Thị Nhi // .- 2023 .- Số 314 - Tháng 8 .- Tr. 57-67 .- 658

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để ước lượng các nhân tố tác động đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của 320 doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, trong đó: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ lao động nữ, tiền phạt tác động tiêu cực với việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội. Ngược lại, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp tác động tích cực với việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Từ những kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

7 Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam / Hà Phương // .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 205 - 206 .- 368

Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thời gian qua, tại nhiều doanh nghiệp, đơn hàng sụt giảm đã tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, việc làm, thu nhập của doanh nghiệp và người lao động. Bối cảnh đó đã phần nào tác động đến công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp đồng bộ, để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn.

8 Bàn về pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 77 - 79 .- 340

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia, thậm chí ngay trong một quốc gia nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cho nên chính sách của Nhà nước về BHXH và liên quan đến BHXH cũng là nền tảng, là cơ sở hình thành pháp luật về BHXH. Pháp luật về BHXH ở những nước khác nhau sẽ có những điểm rất khác nhau. Ngay ở cả một nước, pháp luật về BHXH qua từng thời kỳ cũng có nhiều điểm khác nhau do chính sách của Nhà nước chi phối. Do đó, bài viết sẽ bàn về pháp luật về BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 1994 và giai đoạn 1995 đến nay.

9 Các nhân tố ảnh hưởng tới cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam / Nhữ Trọng Bách, Nguyễn Thùy Linh, Vũ Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 239 .- Tr. 51-57 .- 332.1

Mô hình nghiên cứu gồm có nội dung cân đối quỹ BHXH sáu nhân tố chính ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH là: (i) Nhân khẩu học; (ii) Mức độ hoàn thiện của chính sách BHXH; (iii) Các điều kiện về cơ sở vật chất; (iv) Trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH; (v) Mức độ phát triển của thị trường tài chính; (vi) Nhận thức, học vấn của người lao động. Kết quả chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới cân đối quỹ BHXH.

10 Chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Kinh nghiệm ở các nước và khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Loan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 239 .- Tr. 89-91 .- 368

Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong giải quyết tình trạng hưởng BHXH một lần, bài viết đề xuất giải pháp, rút bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam hạn chế tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, góp phần hoàn thành mục tiêu BHXH toàn dân.