CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thẩm quyền

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện nội dung pháp lý về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm / Cao Vũ Minh // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 1 – 13 .- 340

Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên, một số quy định trong nghị định này vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Bài viết phân tích bốn nội dung chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 73/2023/ NĐ-CP, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

2 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số và những vướng mắc trong xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam / Nguyễn Thu Thủy // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 43-55 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã có tác động đáng kể đến xã hội và nền kinh tế ở mọi cấp độ. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cũng khiến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phức tạp và không còn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia, điển hình là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Để ngăn chặn và xử lí các hành vi này, các chủ thể quyền có thể khởi kiện tại toà án quốc gia. Tuy nhiên, các chủ thể này gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng biện pháp này tại Việt Nam. Những khó khăn đó một phần là do những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của toà án trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Bài viết chỉ ra những điểm còn tồn tại trong quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự quốc tế nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.

3 Phân định quyền giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương và một số vấn đề đặt ra khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội / Đoàn Trung Kiên, Lê Thị Thiều Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 21 (469) .- Tr. 10-19 .- 340

Trên cơ sở phân tích một số nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa trung ương với địa phương, cũng như đưa ra một số đánh giá về pháp luật phân quyền, phân cấp hiện hành, các tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phân quyền, phân cấp cho chính quyền Thủ đô trong bối cảnh Thành phố đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị.

4 Thẩm quyền của tòa án trong áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản / Ngọc Tâm // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr.54 - 55. .- 340

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các tranh chấp dân sự về quyền tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế phát sinh nhiều bất cập, hạn chế.

5 Thẩm quyền giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ theo qui định của pháp luật hiện hành / Hoàng Nguyên Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.40 - 44 .- 344.59707

Giám sát, giáo dục là một trong những nội dung chủ yếu trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Bên cạnh ý thức tuân thủ của người chấp hành án, việc thực hiện tốt công tác giám sát, giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm án treo, cải tạo không giam giữ được thi hành nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền giám sát giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, ban hành tại các thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về vấn đề này.

6 Về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài / Nguyễn Chế Linh // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.55 - 56 .- 346

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến trường hợp các vụ việc mà đương sự là người nước ngoài nói chung thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện (không bao gồm yếu tố tài sản nước ngoài và ủy thác tư pháp ra nước ngoài).

7 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ kiện phát sinh từ vận đơn / Võ Nhật Thăng // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.57 - 58 .- 346

Việc xác định thẩm quyền xét xử vụ kiện có yếu tố nước ngoài khác hẳn với việc xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Một mặt phải dựa vào các quy định được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế liên quan quy định để quyết định thẩm quyền xét xử của mình. Mặt khác, phải căn cứ vào các hệ thuộc của quy phạm xung đột pháp luật để tìm ra hệ thống luật của nước có liên quan để áp dụng. Việc xác định thẩm quyền xét xử là hành vi tố tụng luôn được thực hiện trước khi giải quyết xung đột pháp luật.

8 Thẩm quyền và hoạt động của Tòa án tối cao Hoa Kỳ / Nguyễn Anh Hùng // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.15 - 18 .- 346.07

Trong hệ thống chính trị Hoa kỳ, Tòa án tối cao liên bang là cơ quan độc lập và nắm giữ quyền lực tư pháp cao nhất. Vị thế, vai trò, chức năng, aanhr hưởng của nó thể hiện qua thẩm quyền và hoạt động. Bài viết này nghiên cứu, phân tích, chứng minh, đánh giá những thẩm quyền và hoạt động của Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

9 Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 55 – 64 .- 340

Trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta, sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ là một yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, khi sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ thì phải trả lời hai câu hỏi rất quan trọng. Một là, mục đích của việc sáp nhập hay chia tách là để làm gì; và hai là, việc sáp nhập hay chia tách sẽ có những thay đổi như thế nào về thẩm quyền quản lý? Trong phạm vi bài viết này, tác giả phác thảo thẩm quyền chung và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền thành phố Thủ Đức trong bối cảnh Chính phủ đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.