CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: IFRS

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam / Dương Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Hồng Sương // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 156-160 .- 657

Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nền liên quan, nhằm giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo, gồm: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng lực người dạy, năng lực người học và sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài.

2 Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả lộ trình chuyển đổi sang IFRS tại Việt Nam / Vũ Thị Huệ // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 110-114 .- 657

Nghiên cứu đề cập đến các vấn đề cần chú ý của chuẩn mực quan trọng liên quan đến việc chuyển đổi sang IFRS tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các bước cần thực hiện khi chuyển đổi chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Bên cạnh đó chỉ rõ một số chuẩn mực quan trọng và các bước thực hiện từng chuẩn mực, xem lại các vấn đề chuyển đổi nhằm tăng phần hiệu quả trong việc thực hiện Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 về Đề án áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam.

3 Phân loại và đo lường tài sản tài chính theo IFRS 09 / Nhữ Thị Hồng // .- 2023 .- Số 237 - Tháng 6 .- Tr. 69-72 .- 657

Bài viết tập trung làm rõ một trong những điểm mới trên của IFRS 09 so với IAS 39, đó chính là việc phân loại và đo lường tài sản tài chính là công cụ nợ hoặc công cụ vốn. Đối với tài sản tài chính là công cụ phái sinh, tác giả xin phép được làm rõ ở bài viết khác.

4 Giải pháp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam / Nguyễn Đình Đỗ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 19-24 .- 657.95

Bài viết đề cập đến quá trình hình thành hệ thống khuôn khổ pháp lý của kế toán Việt Nam và sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống để đưa ra các giải pháp áp dụng IFRS vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế

5 Lợi ích và trở ngại khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 56-60 .- 657

Hơn 140 quốc gia đại diện trên toàn cầu đã áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (1AS/IFRS), trong đó có nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Xu hướng và cách thức áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia cũng khác nhau. Có những quốc gia áp dụng toàn bộ cho các doanh nghiệp, có những quốc gia chi áp dụng cho những công ty đại chủng, có những quốc gia chỉ yêu cầu áp dụng, có những quốc gia đang trong quá trình lựa chọn. Lợi ích của việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia cũng rất nhiều, nhưng áp dụng hệ thống này thực sự cũng là một thách thức cho các quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả hệ thống những lợi ích và thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia.

6 Trao đổi về vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào phát triển chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Quy Nhơn / // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 56-58,100 .- 657

Dựa trên lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Bộ Tài chính, từ nay đến năm 2024, sẽ là giai đoạn quan trọng để các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa IFRS vào giảng dạy, đáp ứng yêu cầu về lộ trình của Bộ Tài chính và nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh mới. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trao đổi những vấn đề về khó khăn, thách thức và hướng phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở vận dụng IFRS vào cập nhật và phát triển chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán, cũng như công tác giảng dạy IFRS tại Trường Đại học Quy Nhơn.

7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Đồng Nai / Nguyễn Văn Hải, Lê Kim Uyên, Hà Nguyễn Thùy Dung // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 57-61 .- 657

Nghiên cứu đề xuất một mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vận dụng IFRS cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mô hình được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu định lượng phân tích EFA và hồi quy tuyến tính đa biến của bộ dữ liệu thu thập được, từ 185 doanh nghiệp khác nhau. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 60,6% ý định vận dụng IFRS của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng bởi 5 nhân tố theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Thị trường vốn, Hệ thống pháp luật, Trình độ giáo dục, Tăng trưởng kinh tế, Văn hóa.

8 Kế toán cổ phiếu phát hành cho người lao động theo IFRS 2 và thực tiễn tại Việt Nam / Vũ Quang Trọng // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 98-102 .- 657

Tác giả nghiên cứu thực tế kế toán và trình bày thông tin kế toán cổ phiếu thường phát hành cho người lao động (ESOP) tại một số doanh nghiệp niêm yết trong danh mục VN30 và đưa những kiến nghị, nhằm tăng cường sự hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. Đảm bảo thông tin từ các giao dịch phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động được trình bày đầy đủ và trung thực hơn, giúp người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn bản chất của các giao dịch.

9 Áp dụng IFRS tại Việt Nam: Những khó khăn đặt ra / Phan Thị Anh Đào // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 25-27 .- 657

Bài viết tập trung phân tích những khó khăn mà doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước, trường đại học và các nhà nghiên cứu, công ty kiểm toán, hội nghề nghiệp gặp phải, khi triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn này, giúp doanh nghiệp áp dụng IFRS vào thực tiễn.

10 Đào tạo về IFRS 15 trong trường đại học, cao đẳng: Trở ngại và giải pháp / // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 39-41 .- 657

Theo lộ trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Bộ Tài chính, từ nay đến năm 2024, sẽ là giai đoạn chuẩn bị về đào tạo nhân lực, quy trình triển khai và các công việc khác cho việc áp dụng. Nghiên cứu này được thực hiện, nhằm so sánh Chuẩn mực IFRS 15 về doanh thu từ hợp đồng với khách hàng với Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 14 về doanh thu và thu nhập khác. Chỉ ra những khó khăn, trở ngại khi triển khai đào tạo về IFRS 15 ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp.