CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền riêng tư

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.20 - 24 .- 340

Quyền riêng tư là quyền con người, gắn với mỗi cá nhân con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam xác định rõ, rất nhấn mạnh, thậm chí coi quyền riêng tư là “thiêng liêng” là “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, với nhận thức xã hội còn hạn chế, sự lạm quyền của bộ máy quyền lực, sự phức tạp và xung đột lợi ích xã hội, sự bất ổn trong an sinh xã hội và an ninh cá nhân, những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và công nghệ mới….quyền riêng tư và đang bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng trong tất cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế, dân sự, đời sống cộng đồng và sinh hoạt gia đình. Việc nâng cao nhận thức pháp lý và hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tư đang trở nên cấp bách có tính thời sự cao.

2 Quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết trong phạm vi Liên minh Châu Âu / Bạch Thị Nhã Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 38 – 47 .- 340

Liên minh châu Âu là khu vực tiên phong trên thế giới trong việc ban hành pháp luật liên quan đến quyền được lãng quên (Right to be forgotten) trong các đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân (Data protection law). Kể từ năm 2014, quyền được lãng quên đã trở thành một trọng tâm tranh luận trên toàn thế giới về làn ranh giữa quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận, bắt nguồn từ một phán quyết của Tòa án công lý Liên minh châu Âu. Năm năm sau đó, vào năm 2019, Tòa án này tiếp tục đưa ra thêm hai phán quyết liên quan đến quyền được lãng quên. Những phán quyết này đã tạo ra các thực tiễn áp dụng và giải thích pháp luật quan trọng trong phạm vi Liên minh châu Âu liên quan đến quyền riêng tư và quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3 Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện / Nguyễn Văn Cương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.36 – 43 .- 340

Gần đây, nhiều vụ lộ, lọt thông tin cá nhân do các chủ thể kinh doanh nắm giữ và tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép thông tin cá nhân đã được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những thành tựu, chỉ rõ những hạn chế cơ bản của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục.

4 Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Vũ Công Giao, Lê Trần Như Tuyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.55 – 64 .- 340

Thế kỷ XXI ghi dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của nhân loại. Đây là thế kỷ của kỹ thuật số, nơi mà những tiến bộ về công nghệ thông tin, thiết bị kết nối với Internet và phân tích dữ liệu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử loài người. Sự phát triển của kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học công nghệ, là yếu tố đóng vai trò cốt lõi thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0, với những tác động vô cùng sâu rộng tới xã hội,làm thay đổi lối sống của con người. Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ thuật đồng thời gây ra những tác động cực kỳ phức tạp đối với việc bảo vệ quyền về sự riêng tư của con người, đặc biệt là quyền đối với dữ liệu cá nhân. Bài viết này phân tích sự tác động của kỹ thuật số đến quyền đối với dữ liệu cá nhân; đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật ở một số quốc gia về việc bảo vệ quyền này trong bối cảnh mới và nêu ra một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo.