CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hệ thống pháp luật

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu so sánh về một số mô hình và hệ thống pháp luật - Góc nhìn từ lịch sử và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam / Phan Trung Hoài/ // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 4- 9 .- 340

Với góc độ là người hành nghề luật, va đập trong đời sống và tố tụng, tác giả bài viết nhận thức đặc biệt quan trọng của pháp luật, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo lập vị thế trong dòng chảy mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những giá trị đặc biệt mà pháp luật mang lại như một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội có thể bị biến dạng khi các chủ thể thực thi và áp dụng pháp luật nhận thức không đúng và không đầy đủ dẫn đến vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Trong đó, một phần còn do những mâu thuẫn nội tại của bản thân nền kinh tế, sự và đập và bất cập do pháp luật không theo kịp dòng chảy của đời sống, chưa thật sự vì con người và cho con người. Xuất phát từ cách tiếp cận nêu trên, qua bài viết, tác giả nêu lên một số ý kiến về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhìn từ lịch sử Việt Nam và một số nước có nghề luật phát triển, từ đó hướng đến việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tận hiến vì sự phát triển kinh tế - xã hội, vun đắp hòa khí của đất nước, vì sự an bình của người dân.

2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp : nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 6(115) .- Tr. 62-69 .- 340

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp ở các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan,… Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

3 Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam / GS. TS. Lê Thanh Hải // Môi trường .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 31-33 .- 340

Trình bày khái niệm kinh tế tuần hoàn và cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

4 Điều kiện thành lập doanh nghiệp : nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước Đông Nam Á / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 46-54 .- 340

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp ở các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan… Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những kết luận có thể tham khảo, học hỏi, góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

5 Một số vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tình hình hiện nay / Nguyễn Ngọc Cương // An toàn Thông tin .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 9-12 .- 005.8

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề không mới trong thực tiễn đời sống xã hội nước ta nhưng lại là vấn đề mới trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề liên quan chặt chẽ đến quyền bảo vệ bí mật cá nhân đã được quy định trong điều 21 Hiến pháp năm 2013. Thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là nguồn tư liệu quý có thể tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu của nước ta hiện nay.

6 Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước / Đinh Dũng Sỹ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 01 (401) .- Tr.3 – 10 .- 340

Sau chặng đường đổi mới kể từ năm 1986, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẩn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tổng kết 02 nghị quyết của Bộ chính trị: Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, cần có những đánh giá tổng quát về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam như hiện nay, từ đó thấy được những thành quả cũng như xác định những mục tiêu, định hướng mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới.