CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: HIV--Điều trị

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới / Vũ Thị Bích Hồng, Nguyễn Đức Khánh, Vũ Minh Anh, Phạm Hồng Thắng, Lê Minh Giang // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 232-243 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 212 nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang điều trị ARV tại một số phòng khám tại Hà Nội, nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị.

3 Kết quả điều trị ARV ở trẻ em nhiễm HIV tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Ngô Thị Thu Tuyển, Nguyễn Văn Lâm, Trần Thị Thu Hương // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 123-131 .- 610

Nghiên cứu hiệu quả điều trị ARV ở trẻ em trong thời gian dài sẽ giúp cho nhân viên y tế lập kế hoạch giúp trẻ nhiễm HIV điều trị hiệu quả hơn. Nghiên cứu theo dõi hồi cứu 312 trẻ em dưới 16 tuổi tại thời điểm được chẩn đoán nhiễm HIV và đăng ký điều trị ARV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2006 đến 30/04/2018.

4 Sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm hiv sau điều trị arv 230 / Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Văn Lâm // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 230-236 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 20 bệnh nhân từ 2,5 tháng đến 12,5 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV-1 mới và được điều trị thuốc kháng virus (ARV) tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2014 - 2017.

5 Đặc điểm tế bào lympho t và dưới nhóm ở trẻ em nhiễm hiv / Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Văn Lâm // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 123-130 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 20 bệnh nhân từ 2,5 tháng đến 12,5 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV-1 mới tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2014 - 2017.

6 Khảo sát nguy cơ tử vong ngắn hạn thông qua ước tính mức lọc cầu thận theo công thức MDRD ở bệnh nhân HIV tiến triển tại các cơ sở điều trị ARV tại Việt Nam / Vũ Quốc Đạt, Nguyễn Lê Hiệp // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 39-47 .- 610

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nếu xét nghiệm creatinin thường quy, cần ước tính mức lọc cầu thận trước khi điều trị phác đồ có tenofovir. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân bệnh nhân > 18 tuổi được chẩn đoán HIV tiến triển tại các cơ sở điều trị ARV tại 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam từ tháng 1/2021 đến 5/2022. Nghiên cứu này được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Chức năng thận được đánh giá theo ước tính mức lọc cầu thận (eGFR) sử dụng công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease).

7 Khảo sát ban đầu năng lực và một số khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh HIV tiến triển và nhiễm trùng cơ hội của một số đơn vị điều trị tại Việt Nam / Vũ Quốc Đạt, Lê Thị Họa, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Lê Hiệp // .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 136-147 .- 610

Năm 2021, lần đầu tiên Bộ Y tế đưa gói chăm sóc bệnh nhân HIV tiến triển của WHO vào Hướng dẫn quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm hơn nửa gánh nặng tử vong do HIV. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng kết hợp định tính để đánh giá khả năng áp dụng gói chăm sóc bệnh HIV tiến triển của WHO tại 41 cơ sở điều trị bệnh nhân HIV tại Việt Nam.

8 Đặc điểm tự kỳ thị ở người tiêm chích ma túy tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan / Vũ Minh Anh, Đào Thị Diệu Thúy, Hoàng Thị Hải Vân, Lê Minh Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 35-44 .- 610

Cho thấy những người tiêm chích ma túy (TCMT) phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tự kỳ thị với hành vi sử dụng chất của mình. Sự kỳ thị đã được xác định là rào cản quan trọng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như tác động đến sức khỏe của người tiêm chích ma túy. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh chích ma túy, thiếu sự hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ cộng đồng là những trở ngại đối với việc tham gia vào chương trình methadone.Tình trạng tự kỳ thị liên quan đến ma túy kéo dài cũng ngăn cản người tiêm chích ma túy nhiễm HIV tiết lộ tình trạng của mình và tìm kiếm điều trị HIV.

9 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị ngoại trú tại tỉnh Kiên Giang / Võ Thị Lợt, Hà Văn Phúc // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 1 - 6 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân HIV/AIDS ở các phòng khám ngoại trú tại tỉnh Kiên Giang năm 2017- 2018. Kết quả 44,1% bệnh nhân có triệu chứng chính (44,1% sụt cân trên 10% cân nặng; 29,0% tiêu chảy kéo dài >1 tháng; 26,9% sốt kéo dài >1 tháng); 49,8% bệnh nhân có triệu chứng phụ (56,8% ho dai dẳng trên 1 tháng; 19,0% có hạch; 12,6% nấm hầu, họng; 11,6% các triệu chứng còn lại); 47,9% bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1; 8,5% bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 2 và 43,6% giai đoạn lâm sàng 3,4; có 59,2% bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 >200 tb/mm3 và 40,8% bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 <200 tb/mm3.

10 Nghiên cứu sự tuân thủ một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân nhiễm HIV và kết quả can thiệp tại Trung tâm y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019 / Dương Minh Tân, Dương Phúc Lam // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Xác định tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV tuân thủ điều trị thuốc kháng virut tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị thuốc kháng virut ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019. Đánh giá kết quả sau can thiệp làm giảm hành vi không tuân thủ bằng phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018- 2019.