CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lợi thế cạnh tranh

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng chiến lược dữ liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp / Nguyễn Văn Thủy // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 78-82 .- 658

Nghiên cứu này thực hiện phân tích về chiến lược dữ liệu doanh nghiệp thông qua xác định các thành phần cơ bản của chiến lược dữ liệu, mô hình chiến lược dữ liệu và quy trình xây dựng chiến lược dữ liệu doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích thách thức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược dữ liệu và đề xuất các khuyến nghị xây dựng mô hình chiến lược dữ liệu nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp hiện nay.

2 Ảnh hưởng của giá trị sang trọng đến sẵn lòng chi trả và truyền miệng đối với khách sạn hạng sang: Vai trò của sự hài lòng / Huỳnh Thị Thu Hương, Nguyễn Hữu Khôi, Hà Thị Thanh Ngà // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 74-83 .- 658

Nghiên cứu này tập trung vào giá trị sang trọng của khách sạn hạng sang và khám phá mối quan hệ giữa biến số này với sự sẵn lòng chi trả và truyền miệng của người tiêu dùng với hài lòng là biến số kết nối. Kỹ thuật mô hình cấu trúc bình phương bé nhất bán phần (PLS-SEM) áp dụng trên một mẫu 300 người tiêu dùng cho thấy tác động của giá trị sang trọng, gồm giá trị độc nhất, giá trị tiêu khiển, và giá trị địa vị, đến hài lòng, và hài lòng tác động đến sự sẵn lòng chi trả và truyền miệng. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu gia tăng sự hiểu biết về vai trò của giá trị sang trọng đối với sự sẵn lòng chi trả và truyền miệng tích cực thông qua việc gia tăng sự hài lòng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị hạng sang như là một chiến lược thương hiệu mà nhà quản trị cần quan tâm để duy trì lợi thế cạnh tranh.

3 Quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp : vai trò trung gian của lợi thế cạnh tranh / Trần Thị Phương Thanh, Đậu Thị Kim Thoa, Trần Anh Hoa, Phạm Trà Lam // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 4-21 .- 658

Nghiên cứu này đã tập trung kiểm tra một mô hình đường dẫn về QTRRDN, cấu trúc CNTT, lợi thế cạnh tranh, và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các khám phá của nghiên cứu này đã gợi mở những hàm ý quản trị với việc tập trung vào QTRRDN và cấu trúc CNTT để tăng cường lợi thế cạnh tranh và thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

4 Ẩn số nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam / Nguyễn Đức Khương, Phạm Trường Thi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 30-32 .- 300

Phân tích ẩn số nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đưa ra tầm nhìn cho đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới, chủ động chuẩn bị các nguồn lực và xác định các lợi thế để tạo lập ưu thế cạnh tranh của riêng mình có ý nghĩa quyết định. Con đường tiến đến thịnh vượng với đòn bẩy đổi mới sáng tạo chỉ thành công khi chúng ta biết cách tập trung phát triển nguồn lực con người, ứng dụng và tạo ra tri thức mới, lựa chọn cũng như phát triển công nghệ mới. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới sáng tạo, có một vai trò chiến lược cho đổi mới mô hình tăng trưởng ở tất cả các quốc gia. Xu thế chủ đạo là biến đổi mới sáng tạo thành một đòn bẩy cho phát triển bền vững, gắn tăng trưởng với bảo vệ môi trường, hài hòa với thiên nhiên và hạnh phúc của người dân.

5 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng Việt Nam / Lê Trung Thành, Đoàn Xuân Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 295 .- Tr. 63-72 .- 658

Lợi thế cạnh tranh là một tập hợp các ưu thế cho phép doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh và qua đó giúp doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động kinh doanh nổi trội. Dựa trên cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh, bằng phương pháp phân tích thống kê so sánh qua số liệu từ tổng cục thống kê năm 2019 và phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi với 141 doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng, bài viết chỉ ra giá cả, chất lượng sản phẩm được nhìn nhận là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng Việt Nam, tuy nhiên năng lực đổi mới, khả năng đáp ứng khách hàng và năng suất là những yếu tố cần cải thiện để nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng Việt Nam trong thời gian tới.

6 Nghiên cứu tác động của hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Phi Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 522 .- Tr. 73 - 83 .- 330

Nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua dựa vào khảo sát 386 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả bốn thành phần thuộc hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp đều làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành chế biến, chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của nhà cung cáp đối với doanh nghiệp mua.

7 Ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến lợi thế cạnh tranh của các công ty giao nhận hàng xuất nhập khẩu và đại lý hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thanh Hùng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 36-52 .- 658

Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa năng lực hệ thống thông tin, ứng dụng hệ thống thông tin với lợi thế cạnh tranh của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đại lý hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này bắt nguồn từ thực trạng chậm chạp của thủ tục hải quan, hệ thống quan liêu bàn giấy và quá trình xử lý chứng từ dài dòng tại các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đại lý khai thuê hải quan. Hiện trạng này được quy cho thiếu năng lực hệ thống thông tin, ít vận dụng hệ thống thông tin. Dữ liệu được thu thập từ mẫu nghiên cứu gồm 501 công ty giao nhận và đại lý hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng có sự tương quan chặt chẽ giữa năng lực hệ thống thông tin, vận dụng hệ thống thông tin với lợi thế cạnh tranh của các công ty này. Nghiên cứu đề xuất các công ty giao nhận và đại lý hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh cần vận dụng hệ thống thông tin nhanh hơn và sâu hơn nữa để gia tăng chất lượng dịch vụ logistics, cải thiện hoạt động, đặc biệt trong các lãnh vực xử lý chứng từ, kho vận và hiện trường.

8 Chiến lược xuất khẩu xanh của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam : các yếu tố ảnh hưởng, lợi thế cạnh tranh, và hiệu suất tài chính / Đỗ Thị Bình // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 5-27 .- 658

Chuyển dịch chiến lược theo hướng xanh là xu thế của nhiều doanh nghiệp (DN) nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi từ qui định, luật lệ, tiêu chuẩn… về môi trường; từ cạnh tranh; và từ thị trường. Phân tích dữ liệu điều tra 238 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam (DNCBTS) bằng phần mềm PLS SEM cho thấy sự nhạy cảm của các nhà quản lý về vấn đề môi trường, áp lực thị trường, áp lực từ qui định, tiêu chuẩn, và áp lực từ cạnh tranh ảnh hưởng đến việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh (CLXKX) của các DNCBTS; và việc theo đuổi chiến lược này tác động mạnh mẽ đến lợi thế cạnh tranh đạt được cũng như hiệu suất tài chính của các DN. Một số hàm ý, kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các DNCBTS đã được đưa ra để thúc đẩy việc ứng dụng CLXKX của các DN này, hướng tới phát triển bền vững.

9 Ảnh hưởng của áp lực thể chế đến chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường, hợp tác trong chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp dệt may / Đỗ Thị Bình, Trần Văn Trang // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 33-42 .- 658

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất trên thế giới, tác động có hại của ngành dệt may đến môi trường và xã hội ngày càng gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chiến lược môi trường nói chung và chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định ảnh hưởng của các áp lực thể chế đến chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường, hợp tác trong chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh. Dữ liệu được thu thập từ 191 nhà quản lý của các doanh nghiệp dệt may và được phân tích bằng PLS SEM. Kết quả cho thấy các áp lực thị trường, áp lực qui chuẩn và áp lực cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường của công ty. Đặc biệt, chiến lược này gia tăng hợp tác trong chuỗi cung ứng và do đó giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hàm ý về quản lý và chính sách.

10 Ảnh hưởng của các bên liên quan đến chiến lược xuất khẩu xanh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Đỗ Thị Bình // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 145 .- Tr. 2-13 .- 658

Bài nghiên cứu là một trong những nghiên cứu của chúng tôi về chiến lược kinh doanh xanh với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các bên liên quan đến việc theo đuổi loại hình chiến lược này cũng như những lợi thế cạnh tranh đạt được đối với các DN xuất khẩu Việt Nam từ góc độ tiếp cận các bên liên quan. Bằng việc điều tra 275 nhà quản lý thuộc 75 DN xuất khẩu nông sản, thủy sản và dệt may, bài nghiên cứu khẳng định rằng thái độ, nhận thức, quan điểm của các nhà quản lý cấp cao; sự quan tâm của khách hàng trên thị trường nước ngoài; sức ép của các cơ quan quản lý và chính phủ các quốc gia xuất khẩu; sức ép của các bên liên quan xã hội về vấn đề môi trường có tác động tích cực đến việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh của các DN xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, việc theo đuổi chiến lược này giúp các DN điều tra đạt được lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa chứ không phải lợi thế chi phí thấp. Kết quả nghiên cứu là gợi ý để tác giả đưa ra hàm ý, kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách công và các DN xuất khẩu Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng chiến lược xuất khẩu xanh.