CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Trọng tài thương mại

  • Duyệt theo:
1 Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội thông qua thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự / Tăng Văn Hoàng, Nguyễn Anh Hoàng // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 36- 38 .- 340

Bài viết khái quát về quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và phân tích một số điểm mới của Bộ luật Tổ tụng hình sự Việt Nam hiện hành so với các Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây. Qua đó chỉ ra một số hạn chế của các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hiện quyền bào chữa và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định này.

2 Trọng tài Gafta – Những điểm khác biệt với trọng tài thông thường / Hồ Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 23-31 .- 346.5970702632

Các tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán ngũ cốc và thức ăn gia súc giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài thường được giải quyết tại trọng tài Gafta. Trọng tài Gafta có nhiều đặc thù khác biệt với cách hiểu thông thường về trọng tài. Bài viết so sánh toàn diện về trọng tài Gafta với một số tổ chức trọng tài trong và ngoài nước, từ đó rút ra những điểm cần lưu ý về thủ tục tố tụng, cách tiếp cận luật nội dung của trọng tài viên Gafta.

3 Thỏa thuận trọng tài – Góc nhìn so sánh pháp luật Việt Nam với Hàn Quốc trong mối quan hệ Luật Mẫu UNCITRAL / Nguyễn Trung Nam // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 1-13 .- 346.5970702632

Bài viết này sẽ làm rõ một khía cạnh dẫn tới thực trạng này thông qua việc phân tích quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và so sánh với qui định liên quan tới của Hàn Quốc, một nước đã phát triển mạnh mẽ hệ thống pháp luật trọng tài quốc tế trong những năm gần đây.

4 Giá trị pháp lý của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định của hội đồng trọng tài về thẩm quyền / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 87-98 .- 346.5970702632

Bài viết phân tích quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của Việt Nam và các nước trên thế giới về giá trị pháp lý của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền đối với thủ tục tố tụng trọng tài, thủ tục hủy phán quyết trọng tài và các thủ tục xét lại quyết định của tòa án. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.

5 Tài trợ từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại: Kinh nghiệm từ một số hệ thống pháp luật cho Việt Nam / Trần Hoàng Tú Linh, Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 3(142) .- Tr. 23 - 35 .- 340

Tài trợ trọng tài từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại là một hoạt động tương đối mới nhưng đã và đang trở nên ngày càng phổ biến hơn trên thế giới. Bài viết trình bày sự phát triển của tài trợ từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại ở Anh, Singapo, Hồng Kong, Pháp và Đức, sau đó phân tích khả năng ghi nhận hoạt động này trong pháp luật Việt Nam.

6 Giải quyết trường hợp vi phạm thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật trọng tài Việt Nam / Trần Việt Dũng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 1(140) .- Tr. 42-54 .- 340

Bài viết phân tích về bản chất và mục đích của điều khoản MDR, so sánh các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề này tại một số nước trên thế giới, từ đó gợi mở một vài giải pháp cho Việt Nam.

7 Hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 12 (436) .- Tr. 34-44 .- 340

Ngày 02/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hoà giải thương mại; trong đó tại Mục III.1 có đặt ra nhiệm vụ là phải “nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng” hướng tới “hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, so sánh pháp luật trọng tài Việt Nam với pháp luật trọng tài nước ngoài để làm rõ những điểm bất cập trong pháp luật của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

8 Bàn về chủ thể có quyền yêu cầu toà án huỷ phán quyết trọng tài / Huỳnh Xuân Tình, Hà Thái Thơ // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3 – 6,12 .- 340

Bài viết đề cập đến một trong những bất cập của phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM năm 2010)trong quá trình xét xử các vụ án tại Toà án, đó là ai có quyền yêu cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài. Thực tiễn cho thấy, một số quy định của pháp luật về vấn đề này còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu hoàn thiện. Vì vậy, trong bài viết này tác giả phân tích chỉ ra một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng quy định của pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.

9 Quyền của bị đơn trong thủ tục hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại / Cao Nhất Linh; Phạm Việt Trung // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 29-34 .- 340

Hòa giải là một trong các thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2014 và Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Tuy nhiên, với tư cách là bị đơn, nếu xét thấy mình không có vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc có vi phạm nên muốn thỏa thuận với nguyên đơn thì bị đơn có quyền tự quyết định tham gia hòa giải hay không.