CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Viêm dạ dày

  • Duyệt theo:
1 Tác dụng của cốm tan Sài hồ sơ can kết hợp viên Tả kim nang trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.P / Nguyễn Hoàng Tùng, Vũ Nam, Hà Thị Việt Nga, Nguyễn Thị Tâm Thuận // .- 2023 .- Số 76 .- Tr. 29-42 .- 615

Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên nội soi dạ dày tá tràng của cốm tan Sài hồ sơ can và viên Tả kim nang ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, ngẫu nhiên, có đối chứng, so sánh kết quả trước-sau điều trị.

2 Nhận xét thói quen ăn uống, lâm sàng ở bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày / Đào Trần Tiến, Vũ Trường Khanh, Phí Thị Thùy Ngân, Nguyễn Công Long, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Hoài Nam, Bùi Quang Thạch, Hoàng Nam // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 11-16 .- 610

Tập trung phân tích bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày (VTNMDD) mạn tính với các triệu chứng tiêu hóa nhằm xác định mối liên quan giữa chế độ ăn, lối sinh hoạt và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày. Trên cơ sở đó có thể thiết lập mô hình chế độ ăn uống lành mạnh, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Viêm teo niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất nhưng diễn biến từ từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chế độ ăn thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều thịt, ăn nhiều thực phẩm rán kỹ, hoặc ăn nhiều các loại hạt/lạc có góp phần làm tăng nguy cơ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở các bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày.

3 Đối chiếu đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura Takemoto với viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học / Quách Trọng Đức, Lê Minh Huy, Nguyễn Thúy Oanh // .- 2010 .- Số 1 .- Tr. 155 - 160 .- 610

Đối chiếu đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi (TNMNS) theo hệ thống Kimura Takemoto với viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học theo hệ thống OLGA, nghiên cứu mối liên quan giữa giai đoạn viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học theo hệ thống OLGA với tổn thương nghịch sản ở dạ dày. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 280 bệnh nhân. Đánh giá TNMNS theo hệ thống phân loại Kimura - Takemoto. Đánh giá teo niêm mạc trên mô bệnh học theo hệ thống phân loại viêm dạ dày OLGA. Đánh giá nghịch sản ở dạ dày theo phân loại Vienna. Để đánh giá khách quan, người đọc mô bệnh học không biết kết quả đánh giá trên nội soi. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,1 [20 - 78]. Tỉ số nam:nữ là 1:1. Có 13 (4,6%) bệnh nhân viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV; tất cả các bệnh nhân này đều trên 40 tuổi (p = 0,01), nhiễm H. pylori (p = 0,0006) và TNMNS mức độ vừa - nặng (p<0,001). Có 7 trường hợp nghịch sản độ thấp bao gồm 4/13 (30,7%) trường hợp viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV, so với 3/267 (1,1%) trường hợp giai đoạn OLGA 0 - II (p < 0,0001). Có 6/7 trường hợp này có TNMNS mức độ vừa nặng (p = 0,048). Kết luận: Viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV có liên quan với nghịch sản ở dạ dày và hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân có dấu hiệu TNMNS vừa - nặng.

4 Nghiên cứu giá trị chẩn đoán nhiễm Helicobacter Pylori của test Elisa phân trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính ở trẻ em / Lưu Thị Mỹ Thục, Phạm Thu Hiền // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 58-63 .- 610

Xác định độ tin cậy test elisa phân so với test thở trong việc chẩn đoán viêm dạ dày, tá tràng do H. Pylori. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhi được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng nghi do H. Pylori tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016. So sánh test elisa phân với test thở trong việc xác định nhiễm H. Pylori ở bệnh nhi viêm dạ dày, tá tràng cho thấy độ nhạy là 99,9%, độ đặc hiệu 90%, AUC là 0,894, giá trị dự đoán dương tính 94,1%, giá trị dự đoán âm tính là 81,8%.

5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả diệt H. Pylori của phác đồ trình tự và phác đồ cổ điển có Tetracyclin ở trẻ em trên 8 tuổi mắc viêm dạ dày / Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Ngoan // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 111-117 .- 610

Tỷ lệ diệt trừ H. pylori của các phác đồ 3 thuốc chuẩn trên trẻ em có xu hướng ngày càng giảm. Mục tiêu nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả diệt H. pylori của phác đồ trình tự và phác đồ cổ điển có tetracycline (phác đồ MTE) ở trẻ em trên 8 tuổi mắc viêm dạ dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở trên 160 trẻ từ 8 - 15 tuổi. Kết quả cho thấy, phác đồ MTE có hiệu quả diệt H. pylori cao hơn phác đồ trình tự, phân tích theo nhóm dự kiến nghiên cứu (80% so với 33%, p < 0,001) và trên nhóm thực hiện nghiên cứu (85% so với 35%, p < 0,001). Ở phác đồ trình tự, trẻ gái có tỉ lệ sạch vi khuẩn cao hơn trẻ trai (OR = 5,5; 95%CI 1,9 - 16,4) và hiệu quả diệt H. pylori ở nhóm trẻ sống ở nông thôn cao hơn so với ở thành thị (OR 3,75; 95%CI 1,4 - 10,4). Ở cả hai phác đồ, trẻ có tiền sử sử dụng kháng sinh trong phác đồ có tỉ sạch vi khuẩn thấp hơn so với những trẻ không sử dụng kháng sinh trước đó (p < 0,05). Đối với trẻ trên 8 tuổi, tetracyclin là một lựa chọn tốt để phối hợp trong các phác đồ điều trị diệt H. pylori, tiền sử sử dụng kháng sinh là 1 gợi ý quan trọng khi lựa chọn phác đồ điều trị. Ở phác đồ trình tự, yếu tố giới tính và địa dư cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ sạch vi khuẩn.