CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chụp cắt lớp vi tính

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của u cuộn nhĩ / Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Lê Văn Khảng, Đàm Thủy Trang, Vũ Đăng Lưu // .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 187-194 .- 610

Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của u cuộn nhĩ. U cuộn nhĩ thuộc nhóm u cuộn cảnh đầu cổ lành tính, là khối u hiếm gặp, tiến triển chậm. U nằm dọc đường đi dây thần kinh Jacobson (IX) hoặc dây thần kinh Arnord (nhánh tai của dây X). Bệnh nhân thường có triệu chứng sớm, trên hình ảnh nội soi cho thấy một khối mô mềm màu đỏ hồng nằm sau màng nhĩ. Khi u phát triển quanh chuỗi xương con, u có thể làm đầy hòm nhĩ, gây tắc vòi nhĩ và lan vào hang chũm, rất ít trường hợp gây bào mòn xương. U đồng hoặc tăng tín hiệu so với cơ lân cận trên chuỗi xung T1W và T2W. Chẩn đoán hình ảnh trước mổ đánh giá vị trí u, liên quan với các cấu trúc lân cận là rất quan trọng để định hướng đường đi trong phẫu thuật. Cắt lớp vi tính đánh giá tốt trong phần lớn các trường hợp. Cộng hưởng từ nên được sử dụng kết hợp trong các trường hợp khi u có dịch đi kèm, không xác định được vị trí trên cắt lớp vi tính.

2 Đặc điểm hỉnh ảnh của nang giáp lưỡi thể lưỡi trên cộng hưởng từ / Nguyễn Thị Huyền, Lê Văng Khảng, Phạm Tuấn Cảnh, Đàm Thủy Trang, Vũ Đăng Lưu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 195-202 .- 610

Nhằm mô tả hình ảnh cộng hưởng từ của nang giáp lưỡi thể lưỡi. Nang giáp lưỡi là nguyên nhân gây khối bất thường bẩm sinh vùng cổ thường gặp nhất, chiếm khoảng 70%. Nó có thể nằm bất kỳ vị trí nào trên đường di chuyển của mầm tuyến giáp, trong đó nang nằm ở vị trí đáy lưỡi tương ứng với lỗ tịt được gọi là nang giáp lưỡi thể lưỡi chỉ chiếm khoảng 0,6-3%. Phần lớn các nang giáp lưỡi thể lưỡi có đặc điểm của nang không biến chứng. Nang thường có tín hiệu cao trên T1W do dịch giàu protein. Các nang thường phát triển vào hố lưỡi – thanh thiệt, đè lên nắp thanh môn. Dấu hiệu mỏ nhọn thường gặp, dấu hiệu tiếp xúc xương móng và dấu hiệu hình ống ít gặp – đây là các dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán và quyết định hướng điều trị.

3 Tổn thương động mạch trong chấn thương khung chậu : đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy / Trương Quang Đạo, Nguyễn Duy Hùng // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 77-85 .- 610

Nhằm đánh giá một số đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở các bệnh nhân chấn thương khung chậu. Vị trí, kích thước, hình thái tổn thương động mạch trên cắt lớp vi tính được mô tả. Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán so với chụp mạch được thu thập và phân tích. Chẩn đoán sớm chảy máu động mạch rất quan trọng trong theo dõi điều trị bệnh nhân vỡ khung chậu. Vị trí của máu tụ giúp xác định mạch máu có thể tổn thương trên cơ sở đường đi của mạch máu và vùng cấp máu.

4 Hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của u ruột non / Lê Duy Mai Huyên, Võ Tấn Đức // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 44 - 51 .- 610

Bài viết này tổng kết lại các tài liệu trong y văn về u ruột non (URN), nhằm mô tả các dấu hiệu X quang cắt lớp vi tính của từng loại URN và giới thiệu cách tiếp cận hình ảnh giúp chẩn đoán phân biệt các loại URN.

5 Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao trong bệnh giãn phế quản / Nguyễn Xuân Hiền // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 36-40 .- 610

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao trong bệnh giãn phế quản trên 143 bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai từ 3/2016 đến 6/2016. Bệnh giãn phế quản hay gặp ở nữ giới với độ tuổi trên 50. Giãn phế quản hay gặp ở thùy dưới 2 phổi và thùy giữa phổi trái, phổi phải. Trong các tổn thương phối hợp hay gặp nhất là day tố chức kế, tổn thương đông đặc phổi.