CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nghề luật sư

  • Duyệt theo:
1 Những ngoại lệ cho phép luật sư thực hiện vụ việc dù có xung đột lợi ích / Nguyễn Hải Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 17-21 .- 340

Tại các bài viết về chủ đề “ xung đột lợi ích trong hành nghề luật sư” đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 9&10/2022, tác giả Nguyễn Hải Nam đã phân tích khái niệm “ xung đột lợi ích”, những yêu cầu về hành vi ứng xử cơ bản của luật sư, những tình huống điển hình về xung đột lợi ích mà luật sư phải giải quyết trong khi hành nghề. Bài viết phân tích về ngoại lệ cho phép luật sư vẫn được nhận hoặc tiếp yucj thực hiện vụ việc cho dù có xung đột lợi ích. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến một số quy tắc khác chứa đựng nội dung về xung đột lợi ích cần lưu ý trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

2 Những xung đột lợi ích điển hình trong hành nghề luật sư / Nguyễn Hải Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.12 - 16 .- 340

Với bài “ Giải quyết xung đột lợi ích trong hàng nghề luật sư” đăng Tạp chí Luật sư Việt Nam số tháng 9/2022, tác giả đã phân tích khái niệm “xung đột lợi ích” và những yêu cầu về hành vi ứng xử cơ bản của luật sư Việt Nam. Bài viết dưới đây tiếp tục phân tích những tình huống điển hình về xung đột lợi ích mà luật sư phải giải quyết trong khi hành nghề.

3 Đào tạo nghề luật sư những định hướng chiến lược / Nguyễn Minh Hằng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 25-29 .- 340

Việc xây dựng, hoạch định những định hướng chiến lược để đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng gắn liền với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta và hướng tới xây dựng nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là yêu cầu cấp thiết. Bài viết đề cập từ nhu cầu đào tạo nghề Luật sư, đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu đào tạo nghề Luật sư và đề xuất định hướng trong phát triển đào tạo nghề Luật sư ở Việt Nam.

4 Lịch sử phát triển nghề luật sư ở Việt Nam / Ngô Thị Ngọc Vân, Nguyễn Thị Thu Minh // Nghề luật .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 72 - 77 .- 340

Nghề luật sư cũng như các nghề luật khác, bên cạnh kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, cần nhận thức đúng đắn về chức phận nghề nghiệp, được đặt trong sự vận hành thống nhất của các thể chế tư pháp, tố tụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường pháp lý và các yếu tố tác động đến hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam.Để có thể tham gia cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, từng bước xây dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu cá nhân của mỗi luật sư hay tổ chức hành nghề, điều quan trọng là cần hiểu biết sâu sắc về những đặc điểm và sự khác biệt trong hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam trong mối tương quan về nghề luật sư ở một số nước phát triển.

5 Chức năng xã hội và nguyên tắc hành nghề luật sư ở Việt Nam / Phan Trung Hoài, Ngô Thị Ngọc Vân // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 31 - 41 .- 340

Luật sư là một chủ thể xã hội có kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật thông qua các thiết chế, khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định và tổ chức, được tiến hành các biện pháp pháp lý, thực hiện các quyền, nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật. Trong quá trình hành nghề, môi cá nhân luật sư cần nhận thức rõ chức năng xã hội của mình (bao gồm góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dãn, quyền, lợi ích hợp pháp của cả nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh) và tuân thủ các nguyên tắc hành nghề mà Luật luật sư đã quy định.

6 Hành nghề luật sư một số nước trên thế giới / Ngô Hoàng Oanh // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 85 - 90 .- 340

Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế, thương mại của các nước trên thế giới, đặc biệt sự phát triển kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay, các nghề nghiệp mang tính hỗ trợ cho sự phát triên kinh tê toàn cầu cũng được phát triển theo, trong đó phải kể đến nghề luật. Tuy mỗi nước có một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng làm nên tính chất địa phương cao, nhưng việc hình thành và phát triển nghề luật của các nước lại có những đặc điểm mang tính khá tương đồng. Bài viết mô tả việc hành nghề luật sư của một số nước trên thế giới, trong đó nhấn mạnh các yếu tố như điều kiện để hành nghề luật, các hình thức hành nghề luật, luật điều chỉnh và các xu hướng phát triển nghề luật hiện nay tại một số nước.

7 Kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư / Nguyễn Thị Minh Huệ, Lê Ngọc Cẩm // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 34 – 41 .- 340

Trong quá trình thực hành nghề, luật sư thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Việc luật sư giải quyết các vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân luật sư mà còn tác động tới khách hàng các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đó. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho luật sư thực hành nghề nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu và phân tích về quy trình giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư.

8 Tổng quan về kỹ năng bình luận án / Nguyễn Minh Hằng // Nghề luật .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 3 – 8 .- 340

Nghiên cứu, phân tích, bình luận án, bản án đã và đang được sử dụng phổ biến trong các hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, đào tạo, thực hành nghề luật...Bản án cô đọng nội dung của vụ án được Toà án thể hiện trong quyết định của mình. Do đó, phân tích, bình luận bản án không chỉ là vấn đề thuần tuý lý thuyết kỹ năng, mà là cách thức để các chủ thể tìm được nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra từ thực tiễn xét xử. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về giá trị của kỹ năng bình luận bản án với giác độ là một trong những cách thức tốt nhất để tiếp cận được kiến thức về các lĩnh vực pháp lý, bài viết trao đổi về phương pháp bình luận án, bản án. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích góp phần tạo ra nhận thức chung về những vấn đề cơ bản liên quan đến bình luận bản án, hướng tới mục đích để hoạt động bình luận án được triển khai một cách có phương pháp và hiệu quả.

9 Một số điểm mới trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 / Lê Mai Anh, Tống Thị Thanh Thanh // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.47 – 53 .- 340

Bộ quy tắc năm 2019 chứa đựng các giá trị chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, đồng thời là căn cứ để giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỹ luật đối với luất sư, áp dụng trong phạm vị tổ chức xã hội, nghề nghiệp luật sư. Bài viết cập nhật những thay đổi cơ bản của Bộ quy tắc năm 2019 để ứng dụng vào chương trình đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp.

10 Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam – Nhìn lại và hướng tới / Lê Lan Chi // Luật học .- 2019 .- Số chuyên đề .- Tr. 40 – 44 .- 340

Bài viết đánh giá các hình thức, quá trình và kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam trong 20 năm qua và xác định bối cảnh, định hướng hợp tác quốc tế về đào tạo luật sư trong thời gian tới để góp phần giúp cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có những dự liệu và chuẩn bị cho một giai đoạn mới về đào tạo loại hình nghề luật quan trọng này trước thềm thời điểm cột mốc năm 2020 đang tới rất gần.