CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bạch cầu

  • Duyệt theo:
1 Một số chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân u hạt mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thanh Bình, Trần Thị Thúy Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 1-6 .- 610

Phân tích một số chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân u hạt mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương. U hạt mạn tính là một bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng nặng, tái diễn, biểu hiện ở nhiều cơ quan trong những năm đầu đời như viêm hạch bạch huyết, viêm phổi, áp xe phổi, áp xe gan, nhiễm trùng huyết, các u hạt do tăng tình trạng đáp ứng viêm ở da, đường tiêu hóa, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Giảm chức năng oxy hóa của bạch cầu trung tính (BCTT) là bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiếm gặp dẫn đến bệnh u hạt mạn tính trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung vị chỉ số Stimulated Index (SI) của xét nghiệm DHR ở nhóm bệnh nhân là 1,6. Tất cả các bệnh nhân đều có số lượng và tỷ lệ các tế bào lympho và dưới nhóm. Đa số bệnh nhân có thiếu máu hồng cầu nhỏ với MCV thấp và số lượng hồng cầu bình thường. Các kháng thể dịch thể máu bình thường hoặc tăng trong đó chủ yếu tăng IgG.

2 Biểu hiện một số gen điều hòa miễn dịch ở bệnh bạch cầu tủy mạn / Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Xuân // .- 2021 .- Số 1(Tập 19) .- Tr. 51-60 .- 570

Tiến hành xác định biểu hiện mRNA của các gen này trên tế bào bạch cầu của bệnh nhân CML bằng kỹ thuật realtime-PCR. Kết quả cho thấy có sự tăng rõ rệt biểu hiện của các gen tín hiệu STAT-1 và STAT-6 và biểu hiện của gen LAG3 giảm đi ở bệnh nhân CML. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML) là bệnh ung thư máu có sự tăng trưởng bất thường của các tế bào bạch cầu dòng tủy ở tất cả các giai đoạn biệt hóa. Biểu hiện tăng bất thường của STAT1 và STAT6 cho thấy vai trò quan trọng của các gen tín hiệu này điều hòa hoạt động của tế bào miễn dịch dẫn tới sự hình thành và phát triển CML và có thể là các marker quan trọng và tiềm năng trong chẩn đoán phát hiện sớm ung thư CML.

3 Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy ở bệnh nhân viêm não do tăng bạch cầu ái toan / Lê Thị Hương Lan, Trần Lê Vịnh // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 101-106 .- 610

Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy trên 50 bệnh nhân viêm não do tăng bạch cầu ái toan. Kết quả cho thấy 100 phần trăm bệnh nahan có tăng bạch cầu trong máu ngoại vi. Dịch não tủy có màu sắc bất thường, nồng độ protein tăng nhẹ, 32 phần trăm có tỷ lệ pandy (+). Nồng độ CRP tăng ở mức nhẹ. 100 phần trăm bệnh nhân có sốt nhẹ và vừa, đau đầu, nôn, hội chứng màng não. Hình ảnh MRI có tổn thương chất trắng, mất myelin, tăng tín hiệu vùng vỏ não, nhân bèo và bao trong.

4 Nghiên cứu tỷ số bạch cầu trung tính/Lympho và một số yếu tố liên quan của bệnh viêm mao mạch dị ứng / Nguyễn Lê Hà, Hoàng Thị Lâm // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 17-24 .- 610

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý viêm mạch nhỏ tự miễn. Tỷ số bạch cầu trung tính/lympho (NLR) được báo cáo tương quan với mức độ nặng của bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa tỷ số này với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng. Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng từ 7/2016 – 8/2017 tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Kết quả cho thấy, giá trị tỷ lệ bạch cầu trung tính /lympho là 6,41 ± 5,1. Không có mối tương quan giữa NLR với các yếu tố: tuổi, thời gian nằm viện, biểu hiện khớp, biểu hiện thận (p > 0,05). Tỷ lệ bạch cầu trung tính/lympho tương quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện xuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng (p < 0,01). Chỉ số tỷ lệ bạch cầu trung tính /lympho cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân nam (p = 0,019).

5 Bạch cầu niệu và bệnh thận do vancomycin / Nguyễn Ngọc Lan Anh, Trần Thị Bích Hương // .- 2019 .- Tr. 34 - 41 .- 610

Trình bày bạch cầu niệu và kỹ thuật phát hiện bạch cầu niệu, eosinophil niệu và thông qua tổn thương thận do Vancomycin, với 3 cơ chế khác nhau minh chứng việc hiểu biết cơ chế bệnh sinh gây tổn thương thận cấp do thuốc giúp chọn lựa điều trị thích hợp.