CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thông tin cá nhân

  • Duyệt theo:
1 Khái niệm và hoạt động đối với dữ liệu và thông tin trong thời đại ứng dụng trí tuệ nhân tạo – Bình luận các quy định liên quan tại Nghị định 13/2023 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân / Ngô Nguyễn Thảo Vy // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 96 – 106 .- 340

Trong khi các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng sự phát triển của các công nghệ dựa trên dữ liệu như trí tuệ nhân tạo (AI), việc phân biệt giữa thông tin và dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng vì chúng có ý nghĩa pháp lý và kỹ thuật khác nhau khi nói đến việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và điều chỉnh việc sử dụng dữ liệu cá nhân. Bài viết này phân tích, bình luận các cách sử dụng thuật ngữ “dữ liệu” và “thông tin” của Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (“General Data Protection Regulation, GDPR”) của Liên minh châu Âu và Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Personal Data Protection Act, PDPA) của Singapore dựa trên học thuyết thông tin (information theory), từ đó so sánh với quy định tại Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

2 Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội / Nguyễn Thị Cẩm Phú, Trần Lâm Bảo Long // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 71-73 .- 658

Nghiên cứu thực hiện để đo lường Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về bảo mật thông tin cá nhân. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, với mẫu khảo sát là 209 sinh viên đang theo học ở các trường Đại học công lập tại Tp.hCM. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu chỉ còn lại 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

3 So sánh nguyên tắc xử lí dữ liệu cá nhân theo Luật bảo vệ thông tin cá nhân Trung Quốc và Việt Nam / Hồ Bảo // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 111 – 122 .- 340

Bài viết phân tích các nguyên tắc xử lí thông tin cá nhân theo Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Trung Quốc; liên hệ, đối chiếu và so sánh với các nguyên tắc tại Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân Việt Nam nhằm chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt cũng như tiến bộ và bất cập trong pháp luật hai nước.

4 Qui định chung của Liên Minh Châu Âu về bảo vệ dữ liệu và một số khuyến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 23(447) .- Tr.41 - 49 .- 342.5970662

Những phát tán dữ liệu về thông tin cá nhân trong thời gian vừa qua ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đã làm dấy lên sự e ngại của các cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử, đặc biệt là các giao dịch thương mại điện tử. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu một số nội dung chính của Quy định chung của Liên minh châu Âu về bảo vệ thông tin cá nhân trong so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu hoặc có liên quan đến việc xử lý thông tin cá nhân của công dân hoặc người thường trú trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu.

5 Chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân / Nguyễn Ngọc Cương, Nguyễn Ngọc Quỳnh // .- 2021 .- Số 3 (061) .- Tr. 11-14 .- 005.8

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề không mới trong thực tiễn đời sống xã hội nước ta nhưng lại là vấn đề mới trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định trong hiến pháp. Xây dựng bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ quyền bí mật cá nhân của con người đã được hiến pháp ghi nhận.