CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Độc tính cấp

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá độc tính và bán trường diễn của cao trị gút trên thực nghiệm / Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Nam, Trần Thị Thanh Loan // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 69 .- Tr. 1-13 .- 610

Trình bày đánh giá độc tính và bán trường diễn của cao trị gút trên thực nghiệm. Bệnh gút là bệnh có biểu hiện ở khớp thường gặp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric (AU) máu. Khi acid uric bị bão hòa ở dịch ngoại bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat (MSU) ở các mô hoặc dịch khớp. Trên lâm sàng, phác đồ thuốc điều trị cơn gút cấp theo y học cổ truyền gồm chủ yếu là các thuốc chống viêm, giảm đau. Các thuốc này dùng kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến tuyến nhượng thận. Kinh nghiệm điều trị cho thấy sản phẩm thuốc này có hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh.

2 Đánh giá độc tính và tác dụng của viên nén An thần – TN trên động vật thực nghiệm / Trương Thị Thu Hương, Hoàng Công Huy // .- 2020 .- Số 66(Số đặc biệt) .- Tr.97-109 .- 610

Nghiên cứu tác dụng an thần giải lo âu, đánh giá tác dụng của viên An thần – TN cho thấy không có độc tính cấp và có tác dụng điều trị rối loạn giấc ngủ. Cơ sở của thử nghiệm này là dựa trên khả năng phối hợp thần kinh – cơ, khả năng định hướng không gian, sức căng cơ, khả năng giữ thăng bằng của động vật. Thuốc an thần ức chế thần kinh trung ương, làm giảm phối hợp thần kinh cơ, khả năng giữ thăng bằng và định hướng không gian nên giảm khả năng đeo bám trên thanh quay của chuột.

3 Xác định tính an toàn của viên nang cứng “Nhất đường linh” trên động vật thực nghiệm / Trần Thị Phương Linh, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Trần Quốc Bình // .- 2020 .- Số 64 .- Trang 22-35 .- 615

Phân tích và xác định tính an toàn của viên nang cứng “Nhất đường linh” trên động vật thực nghiệm. Viên nang Nhất đường linh chưa xác định được độc tính cấp và không xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng theo đường uống.

4 Phân tích hiệu quả và độc tính trên thận của colistin chế độ liều cao trên bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai / Bùi Thị Hảo, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Hoàng Anh // Y Dược cổ truyền Việt Nam (Điện tử) .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 60-71 .- 610

Bằng phương pháp nghiên cứu lâm sàng có can thiệp trên một nhóm, tiến hành nghiên cứu hiệu quả điều trị và độc tính trên thận của chế độ liều cao colistin trên bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh tại Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2015.

5 Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm mạn của quả dứa dại trên thực nghiệm / Hoàng Thái Hoa Cương, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Duy Thuần // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 129-133 .- 610

Xác định độc tính cấp và đánh giá tác dụng chống viêm mạn của cao toàn phần và phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ quả dứa dại trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy chưa xác định được độc tính cấp và chưa tính được LD50 của mẫu cao toàn phần và phân đoạn ethyl acetat trên chuột nhắt trắng. Cao toàn phần và phân đoạn ethyl acetat liều tương đương với 14,4 g dược liệu khô/kg được chiết xuất từ quả dứa dại có tác dụng chống viêm mạn rõ rệt trên thực nghiệm.

6 Khảo sát độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của cao chiết rau ngổ (Enhydra Fluctuans Lour., Asteraceae) trên chuột nhắt trắng / Huỳnh Anh Duy, Lâm Thị Ngọc Giàu, Bùi Mỹ Linh // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 41-47 .- 610

Khảo sát độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của cao chiết rau ngổ (Enhydra Fluctuans Lour., Asteraceae) trên chuột nhắt trắng. Kết quả khảo sát cho thấy cao chiết rau ngổ cho tác dụng bảo vệ gan khá tốt, góp phần chứng minh công dụng điều trị các bệnh về gan đã được sử dụng trong dân gian.

7 Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của cốm bụp giấm trên chuột nhắt trắng / Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 25 - 33 .- 610

Bài viết nghiên cứu đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của cốm Bụp giấm trên chuột nhắt trắng. Kết quả liều tối đa của cốm Bụp giấm có thể cho động vật thử nghiệm uống mà không có động vật nào chết (Dmax) là 15 g/kg chuột. Cốm Bụp giấm khi sử dụng 12 tuần liên tục ở cả 3 mức liều 0,4 g/kg, 0,8 g/kg và 4 g/kg đều làm giảm cân nặng chuột ở tuần thứ 5 và từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12. Lô chuột sử dụng cốm Bụp giấm liều 0,4 g/kg có chỉ số glucose giảm 14% (p < 0,05) sau 6 tuần và 13% (p < 0,01) sau 12 tuần, chỉ số MCH (số lượng hemoglobin trung bình) giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) sau 12 tuần. Lô chuột sử dụng cốm Bụp giấm liều 4 g/kg có vi phẫu thận , 8/10 mẫu mức độ nhẹ, 2/10 mẫu mức độ trung bình so với lô chứng uống nước cất sau 12 tuần. Các biểu hiện và chỉ số khác của các lô sử dụng cốm Bụp giấm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng uống nước cất.

8 Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng dược lý của bài thuốc Kiện tỳ hành khí tả thang trên thực nghiệm / Phạm Quốc Bình, Phạm Thủy Phương, Nguyễn Thị Lan // Y Dược cổ truyền Việt Nam (Điện tử) .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 97-102 .- 610

Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng dược lý của bài thuốc Kiện tỳ hành khí chỉ tả thang trên chuột nhắt trắng, thỏ. Kết quả nghiên cứu: Kiện tỳ hành khí chỉ tả không có biểu hiện độc tính cấp; thuốc làm giảm nhu động ruột thỏ làm giảm cả tần số và biên độ nhu động ruột; Kiện tỳ hành khí chỉ tả có tác dụng tái hấp thu nước và điện giải.

9 Đánh giá độc tính cấp và tác dụng kháng khuẩn của bài thuốc "Thông xoang HV" trên thực nghiệm / Phạm Đình Quân // .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 26-31 .- 610

Bài thuốc thông xoang HV gồm 5 vị (Ngư tinh thảo; Kinh giới tuệ, Tô tử, La bạc tử và Kim ngân hoa) để điều trị viêm mũi xoang mạn tính. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính cấp và tác dụng kháng khuẩn của bài thuốc.