CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tải trọng động

  • Duyệt theo:
1 Phân tích kết cấu dàn cầu Kiewitt 8 có kể đến sự làm việc đồng thời của kết cấu cột bên dưới chịu tác dụng của tải trọng động đất theo ba phương / Phạm Văn Đạt // Xây dựng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 184-188 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu phân tích kết cấu dàn cầu Kiewitt 8 có kể đến sự làm việc đồng thời của kết cấu cột bên dưới chịu tác dụng của tải trọng động đất theo ba phương.

2 Nghiên cứu sự làm việc của bể chứa chất lỏng chịu tác dụng của tải trọng nổ / Vũ Ngọc Quang, Thân Thế Hùng, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Hà // Xây dựng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 143-145 .- 624

Trình bày phương pháp tính toán và mô phỏng kết cấu bể chứa chất lỏng chịu tác dụng của sóng nổ bằng phần mềm Abaqus. Thông qua các thử nghiệm số nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp xác định tải trọng, ảnh hưởng của sóng bề mặt và chiều cao mực chất lỏng đến kết quả tính toán kết cấu bể chứa chất lỏng.

3 Nghiên cứu tính chất cơ lý của một số dạng vật liệu mới để gia cường tấm bê tông cốt thép khi chịu tác động của tải trọng đặc biệt / TS. Nguyễn Hữu Thế // Xây dựng .- 2021 .- Số 6 (637) .- Tr. 66-71 .- 624

Trình bày kết quả thí nghiệm hiện trường xác định giá trị chuyển vị tại vị trí trọng tâm của tấm bê tông cốt thép không có gia cường, có gia cường bằng các loại vật liệu mới như Sơn Polyurea hoặc sợi FRP với chiều dày khác nhau khi chịu tác động của tải trọng đặc biệt.

4 Tính toán tải trọng động đất tác dụng lên trụ cầu bằng phương pháp tải trọng rải đều / TS. Đào Sỹ Đán // Cầu đường Việt Nam .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 8-10 .- 624

Trình bày trình tự và các công thức tính toán tải trọng động đất tác dụng lên trụ cầu nhịp giản đơn bằng phương pháp tải trọng rải đều. Một ví dụ tính toán cụ thể cũng được trình bày để minh họa cho sự áp dụng của phương pháp này. Kết quả cho thấy, phương pháp tải trọng rải đều phù hợp với những cầu đơn giản và kết quả của nó là tương đương với phương pháp đàn hồi dạng đơn.

5 Ngoại suy quan hệ tải trọng – độ lún của cọc từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh trên cơ sở các phương pháp hàm xấp xỉ / ThS. Nguyễn Văn Mót, PGS. TS. Bùi Trường Sơn // Xây dựng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 128-132 .- 624

Các phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh trên cơ sở hàm số toán học; Phân tích đánh giá khả năng chịu tải của cọc bằng phương pháp ngoại suy theo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc; Kết luận và kiến nghị.

7 Áp dụng phương pháp phần tử biên trong phân tích dao động hệ thanh phẳng biến dạng đàn hồi / Trần Thị Thúy Vân // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 66-70 .- 624

Trình bày cách áp dụng phương pháp phần tử biên trong phân tích tính toán dao động của hệ thanh phẳng. Từ đó đưa ra trình tự giải và viết chương trình tính toán tần số dao động riêng và nội lực cho hệ thanh phẳng chịu tải trọng động bằng phương pháp phần tử biên sử dụng phần mềm lập trình MathCad.

8 Khảo sát thực nghiệm khả năng kháng cắt của nút khung biên sử dụng bê tông cốt sội thép tính năng siêu cao (UHPSFRC) chịu tải trọng lặp theo chu kì / Trần Trung Hiếu // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 87-91 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu khả năng kháng cắt của nút khung biên được thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocode 8 với cấp độ dẻo cao. Kết quả thực nghiệm này đưa ra ý tưởng về việc tăng cường cho nút khung, cung cấp thêm dữ liệu thực nghiệm và hỗ trợ công tác thực hành thiết kế theo tiêu chuẩn kháng chấn của Việt Nam.

9 Phương pháp phần tử chuyển động cho phân tích ứng xử tấm nổi nhiều lớp chịu tải trọng di chuyển trên vùng nước nông / Nguyễn Xuân Vũ, Cao Tấn Ngọc Thân, Bùi Hà Việt, Lương Văn Hải // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 118-122 .- 624

Trong bài báo này, ứng xử thủy đàn hồi học của một tấm nhiều lớp nổi trên mặt nước nông yên tĩnh được mô phỏng bằng phương pháp phần tử chuyển động (MEM). Theo phương pháp này, phần kết cấu tấm được mô hình sử dụng lý thuyết tấm nhiều lớp với lõi đàn hồi, trong khi đó lý thuyết sóng nước nông tuyến tính được sử dụng để mô phỏng bài toán thủy động lực học của chất lỏng. Cả hai miền tính toán của kết cấu và chất lỏng được rời rạc hóa đồng thời bằng nhiều “phần tử chuyển động” nằm trong hệ trục tạo độ di chuyển cùng với tải trọng. Thông qua đó, mô hình lý thuyết này giúp loại bỏ hoàn toàn việc cập nhật lại vector tải trọng do sự thay đổi vị trí của điểm tiếp xúc so với các phần tử. Kết quả mô phỏng được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của lõi đàn hồi trong việc giảm ảnh hưởng của sóng nước lên bề mặt đường bên trên kết cấu nổi.