CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vi khuẩn

  • Duyệt theo:
31 Bệnh whitmore: Hiểu đúng để phòng và điều trị hiệu quả / Trịnh Thành Trung // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.106-108 .- 572

Trình bày nguy hiểm của bệnh whitmore, một loại bệnh truyền nhiễm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có triệu chứng lâm sàng đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời với kháng sinh phù hợp.

33 Phân lập và sàng lọc xạ khuẩn từ đất có tiềm năng sản xuất kháng sinh / Nguyễn Xuân Lộc, Đinh Thị Lan Linh, Trần Quốc Vượng // Dược học .- 2019 .- Số 12 (số 524 năm 59) .- Tr. 49-55 .- 615

Thu thập mẫu đất từ một số địa điểm tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, phân lập và sàng lọc xạ khuẩn có tiềm năng đối kháng với một số vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.

34 Tối ưu điều kiện sinh tổng hợp protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis Bs04 và xác định đặc tính của enzyme / Nguyễn Hữu Tuyển, Phạm Tiến Dũng, Phan Thị Kim Ngân, Ngô Võ Kế Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.12-17 .- 570

Protease là enzyme được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực như y dược, công nghiệp, nông nghiệp… Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành tối ưu các điều kiện lên men từ chủng Bacillus subtilis Bs04 nhằm thu nhận enzyme có hàm lượng và hoạt độ cao nhất. Các thành phần dinh dưỡng, yếu tố hóa – lý và đặc tính protease thu nhận lần lượt được khảo sát. Kết quả cho thấy, điều kiện tối ưu cho quá trình sinh tổng hợp protease từ chủng Bs04: nguồn carbon và nitơ tốt nhất là glucose-anhydrous và cao nấm men với nồng độ tương ứng là 2% và 2,5%; pH môi trường 7,5; thu nhận enzyme sau 36 giờ lên men. Enzyme được thu nhận với hoạt độ cao nhất bằng phương pháp tủa muối (NH4)2SO4 với độ bão hòa 70%. Kết quả điện di SDS-PAGE cho thấy thu nhận được enzyme với kích thước 24 kDa và 38 kDa.

35 Khảo sát hoạt tính β-glucosidase từ cổ khuẩn siêu chịu nhiệt Pyrococus furiosus để ứng dụng trong sản xuất isoflavone từ đậu nành / Đinh Nguyễn Tấn Hòa, Hoàng Trọng Minh Quân, Phan Hoàng Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bạch Huệ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.60-64 .- 570

Isoflavone là một nhóm hợp chất polyphenol được tìm thấy với nồng độ cao trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng được hấp thụ thấp trong dạ dày vì ở dạng glycosyl hóa, một hoặc nhiều phân tử đường gắn với vòng thơm hoặc nhóm hydroxyl của isoflavone. Việc giải phóng các phân tử đường này từ dạng glycoside sang dạng aglycone sẽ giúp isoflavone được hấp thụ tốt và tăng các hoạt tính sinh học tiềm năng như: khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol và hoạt tính tương tự như hoocmon estrogen. Quá trình này cần sự xúc tác của enzym β-glucosidase từ cổ khuẩn Pyrococus furiosus. Gen celB mã hóa β-glucosidase được biểu hiện dưới dạng hòa tan trong tế bào chủ E. coli nhờ dung hợp với đuôi Glutathione-S-tranferase (GST), chiếm 17,05% tổng protein tan nội bào trước tinh chế và đạt 57,5% sau tinh chế. Hoạt tính của enzym đối với cơ chất 4-nitrophenul- β-D-glucopyranoside (pNPG) được tối ưu ở 100 độ C, pH 5,0; hoạt tính riêng 164,44 U.mg^-1; giá trị Km, Vmax, Kcat lần lượt ghi nhận là 0,088 mM, 332,27 U.mg^-1.min^-1 và 446,9 s^-1. Việc dung hợp GST không ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt. Khảo sát thành công hoạt tính enzym đối với các hợp chất glycoside từ đậu nành, hầu hết genistin và đaizin chuyển đổi thành các dạng aglycone tương ứng là genistein và daidzein.

36 Phân lập tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người / Bùi Hoàng Đăng Long, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Xuân Phong, Phạm Thúy Vi, Nguyễn Ngọc Thạnh // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.21-27 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. từ da người, tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. đã phân lập và xác định điều kiện thích hợp nuôi cấy vi khuẩn lactic này bằng môi trường nước chua tàu hủ. Kết quả đã phân lập được hai chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. (PO và PM) là vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que ngắn, không di chuyển, khuẩn lạc tròn, bìa nguyên và răng cưa, oxidase dương tính, catalase âm tính. Trong thử nghiệm kháng khuẩn, 10 chủng vi khuẩn lactic đều có khả năng sinh bacteriocin ức chế vi khuẩn Propionibacterium spp. Trong đó, chủng L39 có khả năng kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng PO và PM đạt lần lượt là 10,16 và 14,16 mm. Điều kiện thích hợp để tăng sinh vi khuẩn lactic bằng nước chua tàu hủ tạo chất kháng khuẩn được xác định ở môi trường bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và K2HPO4 2% (w/v), hàm lượng đường từ 5,73-5,87 (w/v), pH 6,09-6,14 và mật số giống chủng 10^7 (tế bào/ml). Ở điều kiện thích hợp trên quy mô 2 lít, chủng L39 có khả năng kháng vi khuẩn chỉ thị với đường kính vòng kháng chủng PO và PM đạt 11,33 và 5,5 mm. Kết quả giải trình tự 16S rRNA cho thấy, chủng vi khuẩn PO và L39 tương đồng với Propionibacterium acnes DNF00413 với độ tương đồng 99% và Lactobaccillus plantarum 7.11E với độ tương đồng 98%.

38 Tổng hợp 2-Methyketone nhờ cải biến biến dưỡng tế bào vi khuẩn / // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 45 - 53 .- 615

2-Methylketone là chất tạo hương quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Ở thực vật, 2-Methylketone chủ yếu có vai trò giúp cây trồng đối kháng với sâu hại. Gần đây, 2-Methylketone còn được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất năng lượng sinh học. Việc khám phá ra hai gene methylketone synthase 1 (ShMKS1) và methylketone synthase 2 (ShMKS2) mã hóa cho hai enzyme chính tham gia trong sự sinh tổng hợp methylketone ở loài cà chua dại Solanum habrochaites và những gene tương đồng với chúng ở một số loài thực vật khác đã tạo nguồn gene cho nghiên cứu cải biến vi sinh vật nhằm tạo ra những chủng mới có khả năng sinh tổng hợp methylketone. Từ đó một số kết quả đạt được bước đầu trong nghiên cứu kỹ thuật biến dưỡng (metabolic engineering) hướng đến tối ưu hóa khả năng sản xuất methylketone nhờ vi khuẩn được cập nhật và phân tích.

39 Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải nitrat trong dưa cải muối chua (Brassica juncea coss) / Võ Thị Xuân Hương, Trương Phước Thiên Hoàng, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Bảo Quốc // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 12-22 .- 363

Nghiên cưu nhằm mục đích phân lập, tuyển chon và định danh các dòng vi khuẩn phân giải được hàm lượng nitrat có trong dưa muối chua và ứng dụng chúng để lên men dưa muối chua tại chợ Thủ Đưc, thành phố Hồ Chí Minh.