CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp nhân phạm tội

  • Duyệt theo:
1 Các tiếp cận lí luận đối với việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và hình phạt đối với pháp nhân trên thế giới / Đỗ Nhật Ánh // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 108-120 .- 340

Trách nhiệm hình sự và hình phạt luôn song hành với nhau, là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với tội phạm. Các học giả tiên phong trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu theo các hướng khác nhau để từ đó hình thành các thuyết có tính chất làm nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng những điều luật về trách nhiệm hình sự, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân trong văn bản pháp luật hình sự. Bài viết đề cập các học thuyết - cơ sở lí luận của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, hình phạt đối với pháp nhân trên thế giới.

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân do hành vi của người của pháp nhân, người làm công, học nghề gây ra / Nguyễn Thị Phương Châm, Đào Trọng Khôi // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 49-64 .- 340

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp nhân do người của pháp nhân, người làm công, học nghề gây ra là chế định quan trọng trong pháp luật tại nhiều quốc gia trên thế giới, buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại do hành vi của nhân viên, người làm công, học nghề xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 đã tích hợp chế định này tại Điều 597 và Điều 600, tuy nhiên bản chất pháp lí, điều kiện cấu thành của loại trách nhiệm này vẫn chưa được xác định rõ, gây ra những khó khăn và bất cập trong thực tiễn xét xử. Từ góc nhìn lí thuyết và pháp luật so sánh với hai nền tài phán là Anh quốc và Đức, bài viết phân tích lí luận chung về trách nhiệm này dựa trên hai cách tiếp cận về bản chất pháp lí là trách nhiệm tự thân và trách nhiệm thay thế. Từ đó, bài viết bình luận pháp luật thực định cùng thực tiễn áp dụng tại Việt Nam và đề xuất các phương hướng hoàn thiện khung pháp lí của chế định này trong tương lai.

3 Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam / Trần Quốc Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.27 - 34 .- 345.5970026

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân và chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.

4 Xử lý chuyển hướng đối với pháp nhân phạm tội thông qua thoả thuận tạm đình chỉ truy tố / Nguyễn Hải Yến // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 54 – 59,65 .- 340

Thoả thuận tạm đình chỉ truy tố với mục đích chính nhằm trao cho pháp nhân phạm tội cơ hội được sửa chữa sai lầm và tiếp tục vận hành mà không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc bị kết án; đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích trừng trị và ngăn ngừa của biện pháp hình sự. Cơ chế này được áp dụng từ lâu tại Hoa Kỳ và được các quốc gia học tập kinh nghiệm đưa vào hệ thống của mình. Bài viết giới thiệu về nội dung thoả thuận này đồng thời gợi mở việc áp dụng tại Việt Nam.