CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tư pháp Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp / Trần Văn Độ // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 12 – 15 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”. Đây là chủ trương của Đảng trong tình hình mới cần phải được nghiên cứu, tìm ra giải pháp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đưa ra bốn giải pháp đột phá trong xây dựng pháp luật, làm cơ sở để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

2 Hoàn hiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 20 – 25 .- 340

Trong điều kiện xã hội phát triển, bổ trợ tư pháp đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thực tiễn cho thấy, để các lĩnh vực này hoạt động hiệu quả và phát triển không thể chỉ hoàn toàn do Nhà nước thành lập ra, rồi “bao bọc”, mà còn cần đến sự tham gia của cộng đồng, nhất là từ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới một lần nữa cho thấy vai trò, sự cần thiết của bổ trợ tư pháp cũng như đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực này. Bài viết nêu lên những vấn đề cơ bản và đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực để xã hội hóa, phát triển đối với công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

3 Thực trạng xây dựng nền tư pháp Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Trương Thị Hồng Hà // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.4-9 .- 340

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền tư pháp Việt Nam phát triển không ngừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Uy tín, vị thế của cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp ngày càng được nâng cao; nền tư pháp được xây dựng ngày càng công khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp có mặt còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cần đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và vấn đề đặt ra để từ đó có giải pháp tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam theo đúng mục tiêu Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

4 Sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam / Hà Ngọc Quỳnh Anh, Đinh Văn Toàn, Trần Quốc Minh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.72-85 .- 345.597002632

Bài viết phân tích, đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 đối với hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam, đưa ra những định hướng nhằm cải cách khung pháp lý tư pháp hình sự và bảo đảm ở mức độ nhất định hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời bảo vệ một số quyền cơ bản của người bị buộc tội trong tư pháp hình sự.

5 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp / Nguyễn Văn Tuân // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr.46 - 51 .- 341.48

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” (Điều 3); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6). Trong các văn bản pháp luật hiện hành đều có quy định về khả năng để mọi công dân tham vào hoạt động tư pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động tư pháp được thể hiện bằng việc tham gia hoạt động xét xử của Hội thẩm. Đây là chế định thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp. Chế định Hội thẩm mặc dù đã được pháp luật quy định, tuy nhiên trong thực tế áp dụng vẫn còn những bất cập nhất định.

6 Bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay / Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 4 – 13 .- 340

Bài viết phân tích mối quan hệ giữa công lý và hoạt động tư pháp, đặc biệt là hoạt động xét xử của toà án; vị trí, vai trò của việc bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp, đồng thời xác định những hạn chế, từ đó gợi mở những giải pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

7 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của học viện tư pháp / Lê Thị Thuý Nga, Nguyễn Thị Thu Minh // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 51 – 57 .- 340

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Học viện tư pháp. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng luôn là giải pháp quan trọng, thường xuyên được lãnh đạo Học viện tư pháp quan tâm. Bài viết đề cập tới vai trò của giảng viên thỉnh giảng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế xây dựng, phát triển đội ngủ giảng viên thỉnh giảng của Học viện Tư pháp.

8 Vua Minh Mệnh xử án / Nguyễn Minh Tường // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 31-38 .- 320

Phân tích các vụ án do đích thân vua Minh Mệnh xét xử, để thấy rõ tinh thần đề cao pháp luật, giữ nguyên kỹ cương phép nước của ông.

9 Tăng cường sự lãnh đạo của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trong việc triển khai thực hiện nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị / Trương Thị Hồng Hà // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 27-33 .- 340

Tập trung phân tích những kết quả đạt được và hạn chế trong 15 triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.

10 Giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Đức và một số gợi mở cho Việt Nam / Lê Thị Thu Thảo // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.40 – 55 .- 340

Giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ngày nay được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền hành pháp được thực thi đúng pháp luật. Các quốc gia phát triển dù khác biệt về hình thức chính thể hay hệ thống pháp luật cũng đều có những phương thức giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp như sử dụng quyền bảo hiến của toà án, xây dựng toà án hành chính. Ở Việt Nam, mặc dù toà án nhân dân đã được trao thẩm quyền xét xử các vụ kiện hành chính nhưng hoạt động xét xử này lại chưa hoàn toàn phù hợp với lí thuyết về giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Cộng hoà Liên bang Đức để rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát quyền hành pháp.