CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chiến lược--Ngoại giao kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Chiến lược “nước Anh toàn cầu” và tác động của nó đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (2016-2022) / Bùi Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Lan // .- 2023 .- Số 271 - Tháng 04 .- Tr. 11-23 .- 327

Nghiên cứu, xem xét nội dung và quá trình triển khai Chiến lược nước Anh toàn cầu giai đoạn từ năm 2016-2022. Từ đó đưa ra những nhận định về tác động của Chiến lược này đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

2 Những điều chỉnh trong chiến lược Nam Á của Ấn Độ và tác động đến trật tự khu vực / Đỗ Khương Mạnh Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 8(117) .- Tr. 01-09 .- 327

Cùng với sự thay đổi của môi trường chiến lược trong và ngoài nước, chính sách Nam Á của Ấn Độ cũng có những điều chỉnh về cả nội dung và hình thức, từ đó có tác động nhất định đến trật tự khu vực Nam Á. Bài viết gồm những nội dung sau: Nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh trong chiến lược Nam Á của Ấn Độ; Những điều chỉnh trong chiến lược Nam Á của Ấn Độ; Tác động đến trật tự khu vực Nam Á.

3 Chiến lược ngoại giao kinh tế của Nhật Bản với Asean trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Ngô Phương Anh // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 111-117 .- 327

Chính sách ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối với ASEAN thế kỷ XXI được xây dựng nhằm hướng đến ba mục tiêu cụ thể: vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, khắc phục tình trạng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm Nhật Bản không bị gạt ra bên lề cuộc chơi hội nhập kinh tế trong khu vực. Chính sách này đã được triển khai toàn diện cả trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ phát triển chính thức ODA. Kết quả tích cực từ chiến lược ngoại giao kinh tế với ASEAN của Nhật Bản là do cường quốc này rất coi trọng vai trò "hạt nhân" trung tâm trong các cơ chế hợp tác và cấu trúc khu vực của ASEAN.