CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biển Đông

  • Duyệt theo:
11 Đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Asean và Trung Quốc : thực trạng và triển vọng / Vũ Quý Sơn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 2(246) .- Tr. 73-85 .- 327

Phân tích nguyên nhân và quá trình Asean và Trung Quốc thúc đẩy đàm phán COC. Đi sâu lý giải nguyên nhân tại sao Asean và Trung Quốc không thể đi đến thống nhất và ký kết COC trong năm 2021. Tập trung phân tích những nguyên nhân thúc đẩy, hoặc hạn chế khả năng Asean và Trung Quốc ký kết COC trong năm 2022.

12 Australia với vấn đề Biển Đông / Vũ Xuân Vinh, Nguyễn Ngọc Lan // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 2(263) .- .- 327

Trên cơ sở chỉ ra các lợi ích của Australia, bài viết làm rõ quan điểm, các hoạt động ngoại giao và trên thực địa nhằm bảo vệ lợi ích của nước này cũng như luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Bài viết cũng có những đánh giá về tác động của sự can dự của Australia ở Biển Đông đối với việc bảo vệ an ninh và duy trì hòa bình ở khu vực.

13 Cạnh tranh Trung Quốc – Mỹ trên biển Đông và một vài hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 4(188) .- Tr. 40-47 .- 327

Trình bày một vài xu hướng cạnh tranh Trung Quốc – Mỹ trên biển đông: Khả năng tiếp tục đối đầu; Khả năng hai nước đối thoại và hợp tác về vấn đề biển Đông; Khả năng xẩy ra xung đột. Đưa ra một vài hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

14 Vị trí địa chính trị của Việt Nam ở biển Đông : cơ hội và thách thức / Phạm Kim Huế // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 5(189) .- Tr. 40-45 .- 327

Trình bày khái quát về Biển Đông cũng như vị trí của Việt Nam ở Biển Đông và phân tích để chỉ ra một số cơ hội và thách thức mà vị trí địa chính trị của Việt Nam ở Biển Đông mang lại.

15 Biển Đông trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và những tác động của nó đến Việt Nam / Trịnh Đình Việt, Nguyễn Duy Dũng // .- 2021 .- Số 138 .- Tr. 42-47 .- 327.04

Biển Đông là khu vực biển nằm trong vùng nước của Thái Bình Dương, nơi hợp nhiều của nhiều tuyến đường giao thông biển huyết mạch quan trọng của Thế giới. Đồng thơi la vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là tài nguyên dầu mỏ. Đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, để bảo vệ lợi ích và an ninh Quốc gia, nhất la an ninh năng lượng, Nhật Bản từng bước điều chỉnh chính sách can dự vào tình hình Biển Đông ngày một chủ động hơn.

16 Đấu tranh về pháp lý xung quanh vấn đề Biển Đông / G.M. Lokshin // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 57-78 .- 327

Tập trung phân tích tình hình ở khu vực Biển Đông trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường những hành động hiếu chiến bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát và khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc tranh chấp pháp lý giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển trong ASEAN.

17 Tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 2013 đến nay / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 51-58 .- 327

Trình bày quan hệ ASEAN – Truong Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 2013 đến nay. Đánh giá tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.

18 Chính sách Biển Đông của các nước ASEAN và tác động đến Việt Nam / Nguyễn Duy Dũng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Tr. 35-43 .- 327

Phân tích chính sách Biển Đông của các nước ASEAN, qua đó giúp nhận diện rõ hơn quan điểm và cách thức hành động của các nước này. Đồng thời, đánh giá các tác động đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới.

19 Mỹ tuyên bố thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông : quan hệ Trung – Mỹ chuyển sang giai đoạn mới / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 10(230) .- Tr. 20-29 .- 327

Tập trung phân tích tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, dự báo triển vọng trong những năm tới và kiến nghị chính sách đối với Cộng đồng Asean.

20 Cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean Biển Đông / Đinh Thị Thu // .- 2020 .- Số 7(227) .- Tr. 39-47 .- 327

Tập trung là rõ 2 nội dung: Các cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean trên Biển Đông hiện nay. Đánh giá mục tiên của Trung Quốc cũng như những thuận lợi và khó khăn trong các cơ chế hợp tác nêu trên.