CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trung Quốc

  • Duyệt theo:
21 Những đặc điểm trong quan hệ Philippines – Trung Quốc giai đoạn 2001-2021 / Dương Quang Hiệp, Trần Thái Bảo // .- 2023 .- Số 8 (281) - Tháng 8 .- Tr. 13-22 .- 327

Phân tích quan hệ Philippines – Trung Quốc là một điển hình về quan hệ giữa một nước nhỏ với một nước lớn ở thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh. Nghiên cứu về quan hệ Philippines – Trung Quốc chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ sự thăng trầm trong quan hệ Philippines – Mỹ. Phân tích mối quan hệ kinh tế Philippines – Trung Quốc liên tục phát triển ngay cả khi quan hệ chính trị - an ninh căng thẳng.

22 Tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Quang Linh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 38-50 .- 327

Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch cũng như cán cân thương mại và cơ cấu ngành hàng giữa hai nước, đặt trong bối cảnh và triển vọng kinh tế hiện nay, với số liệu cập nhật đến hết tháng 02/2023. Bài viết đưa ra một số nhận định và đánh giá về thực trạng thương mại giữa hai nước, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc.

23 Sáng kiến văn minh toàn cầu của Trung Quốc : nội hàm, mục tiêu và tác động / Hoàng Huệ Anh // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích nội hàm của Sáng kiến Văn minh toàn cầu (GCI), mối quan hệ của GCI với các sáng kiến toàn cầu khác của Trung Quốc. Trên cơ sở đó luận giải những thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong quá trình thực hiện và tác động tới phần còn lại của thế giới.

24 Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông / Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 72-83 .- 327

Nghiên cứu về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông. Sức mạnh mềm của Trung Quốc trong khu vực đang ngày càng được thể hiện rõ nét và chiến lược đổi mới kinh tế của Trung Quốc đang là mô hình để các nước trong khu vực Trung Đông tận dụng để phát triển nền kinh tế quốc gia.

25 Một số đổi mới nổi bật của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Phan Duy Quang // .- 2023 .- Số 8 (2640) - Tháng 8 .- Tr. 3-11 .- 327

Khái quát một số nội dung đổi mới quan trọng, nổi bật của Trung Quốc trên các phương diện tư tưởng lý luận, thể chế chính trị, công tác tác đối ngoại trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam.

26 Bộ từ vựng khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán Ngữ Quốc tế với giảng dạy từ vựng tiếng Trung Quốc tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Phước Lộc, Trần Thị Thanh Mai // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 101-106 .- 495.1

Giới thiệu đặc điểm bộ từ vựng Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ quốc tế, so sánh với bộ từ vựng Trình độ Hán ngữ HSK 6 bậc hiện hành để thấy những khác biệt về số lượng, nội dung và ý tưởng biên soạn bộ từ vựng giữa hai tài liệu. Trên cơ sở đó, kết hợp với sự gần gủi giữa từ vựng tiếng Hán và Tiếng Việt, đưa ra những khuyến nghị giúp người học Việt Nam sớm tích lũy được vốn từ vựng trong Khung năng lực tiếng Hán, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển năng lực biểu đạt tiếng Tring Quốc.

27 Vai trò trung tâm của Asean với sáng kiến an ninh toàn cầu của Trung Quốc / Dương Văn Huy // .- 2023 .- Số 280 - Tháng 07 .- Tr. 3-13 .- 327

Khái quát vai trò trung tâm của Asean và Sáng kiến An ninh toàn cầu Trung Quốc. Phân tích sự tương tác giữa vai trò trung tâm của Asean với GSI của Trung Quốc.

28 Việc thí điểm thực hiện “cùng giàu có” tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) / Trần Thu Minh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 15-25 .- 320

Khái quát mục tiêu “cùng giàu có” của Trung Quốc, phân tích nguyên nhân Chiết Giang được chọn làm khu thí điểm xây dựng “cùng giàu có” trong phát triển chất lượng cao, đánh giá một số biện pháp chính sách và kết quả ban đầu trong xây dựng “cùng giàu có” tại Chiết Giang thời gian gần đây.

29 Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học giao nhiệm vụ đối với môn viết tiếng Trung Quốc cho sinh viên năm thứ hai trường Đại học Đại Nam / Phùng Thị Nga, Phạm Ngân Hạnh // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 75-84 .- 495.1

Dựa trên phân tích đánh giá giáo trình, quan sát giò học môn viết tiếng Trung Quốc bằng phương pháp giao nhiệm vụ, khảo sát ý kiến của giáo viên và sinh viên nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp này đối với sinh viên năm thứ hai tiếng Trường Đại học Đại Nam. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng tồn tại và đưa biện pháp khắc phục với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học môn viết tiếng Trung Quốc theo hướng tích cực.

30 Phân tích lỗi sử dụng từ 给 trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 90-99 .- 495.1

Trên cơ sở Khu ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Bài viết tìm hiểu tình hình sử dụng từ 给 của sinh viên Việt Nam và phân tích lỗi xuất hiện trong quá trình sử dụng.