CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch bền vững

  • Duyệt theo:
1 Định hướng quy hoạch phát triển du lịch bền vững Công viên Địa chất Phú Yên / Nguyễn Văn Toàn Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Võ Linh // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 6 (541) .- Tr. 43- 53 .- 910

Công viên Địa chất Phú Yên có nhiều lợi thế giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch. Định Phú du lịch trở thành một động lực trọng điểm trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch Công viễn Địa chất Phú Yên chủ yếu nên dưới hình thức bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản, khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên du lịch. Các sản phẩm du lịch nên gắn liền với các di sản địa chất, di sản văn hóa, đặc biệt là kiểu di sản địa mao, danh lam thắng cảnh. Xây dựng du lịch Công viên Địa chất Phú Yên nên gắn với bốn trung tâm, sáu khu,17 điểm và nhiều tuyến du lịch quốc tế, quốc gia, liên tỉnh và nội tỉnh. Cần thực hiện các giải pháp du lịch bền vững như bảo tồn phát huy giá trị, tuyên truyền giáo dục, tổ chức quản lý... để đưa du lịch Công viên Địa chất Phú Yên trở thành trung tâm du lịch lớn.

2 Đánh giá sức tải xã hội phục vụ quản lý và phát triển du lịch bền vững khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long / Phạm Trương Hoàng, Phạm Đình Huỳnh, Lưu Thế Anh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 30 -39 .- 910.133 05

Nghiên cứu này tập trung vào sức tải xã hội của vịnh Hạ Long, dựa trên nhận thức của người dân và khách du lịch về sự đông đúc, dự tính lượng khách tối đa có thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy tổng sức tải xã hội của du lịch vịnh Hạ Long khoảng trên 172.150 khách/ ngày, sức tải này phụ thuộc nhiều vào nhận thức xã hội của các bên liên quan, trực tiếp là người dân địa phương và du khách. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho tỉnh Quảng Ninh có những giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững trên vịnh Hạ Long.

3 Du lịch bền vững là xu hướng nổi bật trong năm 2022 / Lê Hải // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 52-53 .- 340

81% du khách cho rằng du lịch bền vững là quan trọng, 50% xác nhận những thông tin về biến đổi khí hậu đã khiến họ đưa ra lựa chọn du lịch bền vững, 59% khách du lịch muốn những nơi họ đã ghé thăm trở nên tốt hơn sau khi họ rời đi, 33% chọn đi du lịch ngoài mùa cao điểm để tránh tình trạng quá tải… Đó là những thông tin mới được công bố bởi booking.com sau nghiên cứu dựa trên khảo sát hơn 30.000 khách du lịch đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Đáng lưu ý, đã có 1.004 lượt khách du lịch Việt Nam tham gia đợt khảo sát này của booking.com.

4 Quảng Ninh khai thác tài nguyên văn hóa phát triển du lịch bền vững / Nhóm tác giả // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 30-32 .- 910

Khai thác tài nguyên văn hóa trong du lịch tại Quảng Ninh; Tăng cường khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch bền vững.

5 Du lịch Tây Bắc : thực tại và giải pháp phát triển du lịch bền vững / Nguyễn Bảo Châu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 54-56 .- 910

Bài viết phân tích kỹ hơn những tiềm năng du lịch mà Tây Bắc đang nắm giữ cũng như những khó khăn đang gặp phải cần lời giải đáp trong quá trình phát triển mô hình du lịch vùng núi Tây Bắc, và chìa khóa giải pháp để khắc phục những tồn tại trên

6 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Bình Định / Nguyễn Thị Bích Liễu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 106-108 .- 910

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020

7 Phát triển mô hình du lịch bền vững: Phân tích tiềm năng khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình / Bùi Đức Hậu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.86 - 88. .- 910

Trong chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch từ cấp Trung ương tới địa phương đều khẳng định vai trò qua trọng của Hồ Hoà Bình. Đặc biệt, Quyết định số 201/QĐ-TTg xác định Hồ Hoà Bình nằm trong danh mục các địa điểm tiểm năng phát triển Khu du lịch quốc gia, là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc khia thác du lịch còn nhiều hạn chế, phần nào còn mang tính tự phát, cơ sở vật chất du lịch còn ở mức khiên tốn, thiếu đồng bộ, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém hấp dẫn; đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp ... Mặc dù, Quy hoạch phát triển du lịch Hồ Hoà Bình được phê duyệt từ năm 2006, song các định hướng phát triển chưa được hình thành rõ nét, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa phù hợp với xu thế và tình hình mới.

8 Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá / Lê Thị Bình // .- 2020 .- Số 573 .- Tr.32 - 34 .- 910

Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá đã phát triển khá nhanh, chính quyền tỉnh đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể KDDL. Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) tỉnh Thanh Hoá còn hạn chế như thiếu tầm nhìn tổng thế về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý.

9 Phát triển du lịch bền vững tại Hội An – điểm đến di sản văn hóa thế giới: Thái độ của người dân địa phương / Hoàng Thị Diệu Thúy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 73-82 .- 910

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và cũng là yêu cầu UNESCO đặt ra cho các di sản thế giới. Thông qua trường hợp của Hội An, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến Di sản văn hóa thế giới. Sử dụng phương trình cấu trúc tuyến tính phân tích 300 mẫu khảo sát, kết quả thu được cho thấy rằng người dân càng nhận thức rõ ràng về lợi ích của du lịch bền vững và càng gắn bó với nơi ở thì họ càng ủng hộ việc phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản lý để tăng cường sự ủng hộ của người dân như nâng cao nhận thức về giá trị di sản, và tập huấn kiến thức về du lịch văn hóa bền vững.

10 Vai trò các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La / Lã Thị Bích Quang // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 92-100 .- 910

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Phát triển du lịch bền vững là định hướng mà ngành du lịch thế giới hướng tới trong những thập kỉ gần đây. Để phát triển du lịch bền vững cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch trên tiêu chí đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự được chú trọng, do vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch bền vững. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Bài viết áp dụng lý thuyết các bên liên quan, đánh giá mức độ tham gia của các bên liên quan và từ đó chỉ ra vai trò của các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Tà Xùa, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc quyết định sự phát triển du lịch tại một địa phương.